Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới

VietTimes -- Năm 2017, quân đội Nga đã tiếp nhận vào biên chế trong khuôn khố chương trình tái trang bị cấp quốc gia hàng loạt vũ khí mới. Các quân binh chủng nhận được các vũ khí bộ binh mới, máy bay tiêm kích và trực thăng chiến đấu hiện đại, chiến hạm và tàu ngầm mới. Dưới đây là một số vũ khí trang bị ấn tượng nhất.
Súng trung liên RPK – 16 - ảnh video Kalasnhikov
Súng trung liên RPK – 16 - ảnh video Kalasnhikov

Súng trung liên RPK – 16

Khẩu trung liên cá nhân này là sáng tạo hoàn toàn độc lập của tập đoàn Kalasnhikov, sẽ thay thế súng trung liên RPK – 74 cũng của hãng Kalasnhikov danh tiếng.

Súng trung liên RPK – 16 - video Kalasnhikov

Trung liên RPK – 16 sẽ được biên chê trong các đơn vị thường trực chiến đấu và các đơn vị đặc nhiệm. Các nhà thiết kế đã sử dụng tất cả những sáng tạo mới nhất của súng trường tấn công AK- 12.

Ngoài ra, RPK-16 có một tính chất ưu việt hơn, đó là hệ thống ngắm bắn. Hệ thống được lắp đặt trên nắp hộp khóa nòng. Báng súng có thể gập được, kéo dài và rút ngắn theo người sử dụng. Phạm vi điều chỉnh báng súng cho phép bất cứ người nào cũng có thể sử dụng hiệu quả.

Bộ phận giảm thanh PMS cho phép giảm đến tối thiểu tiếng súng, bảo vệ tốt màng nhĩ cho người sử dụng và giảm tối thiểu chớp lửa đầu nòng.

Máy bay tiêm kích MiG-35

Sau một thời gian dài nhường thị trường máy bay tiêm kích cho Sukhoi, lần đầu tiên hãng MiG vang bóng một thời quay trở lại với cuộc cạnh tranh gay gắt. Cuối cùng, sau khi được thử nghiệm ở Syria, MiG – 35 được tiếp nhận vào biên chế của không quân Nga.

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 1Máy bay tiêm kích hạng nhẹ MiG -35 - ảnh RG

MiG- 35 là phiên bản hiện đại hóa sâu của máy bay tiêm kích MiG-29. Được đưa vào biên chế từ thời kỳ Liên Xô cũ.

Mặc dù bề ngoài, MiG – 35 giống như MiG-29, nhưng bên trong là một máy bay hoàn toàn mới. Thứ nhất, tải trọng cất cánh của MiG-35 tăng gấp 30% so với MiG-29 và đạt đến 23,5 tấn. Thứ hai, MiG – 35 có khả năng sống còn rất cao, máy bay được sử dụng lớp phủ tàng hình và một số tính năng kỹ thuật khác khiến cho nó khó phát hiện và khó bị bắn hạ.

MiG-35 có thể đạt độ cao đến 17 km, cho phép máy bay dễ dàng tiêu diệt các mục tiêu bay trên độ cao 10 km. Tốc độ cực đại của MiG – 35 đạt 2300km/h, mang theo khoảng 4,5 tấn vũ khí. Tầm xa hoạt động đầy tải là 5,5 nghìn km.

Sử dụng hệ thống radar hoàn toàn mới, tiêm kích MiG-35 có thể phát hiện và khóa, theo dõi mục tiêu trên khoảng cách đến 120km. Là máy bay tiêm kích hạng nhẹ, có mục đích chủ yếu là không chiến, MiG-35 mang theo các tên lửa không đối không, không đối đất, được trang bị thêm cả bom có điều khiển và rockets.

Tấn công mục tiêu mặt đất và cận chiến tầm gần, tiêm kích được trang bị thêm súng tự động GS-301, cơ số đạn 150 viên. MiG-35 có định danh NATO là Fuicrum-F.

Tàu phá băng diesel-điện 21180 "Ilya Muromets"

Tàu phá băng diesel-điện dự án 21180 "Ilya Muromets" được hạ thủy vào tháng 06.2017 tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg. Tàu phá băng này sẽ phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc. Trên thực tế, tàu "Ilya Muromets" không chỉ là một tàu phá băng, mà còn là tàu phụ trợ đa chức năng có khả năng hoạt động trong vùng nước có lớp băng cao. "Ilya Muromets" thực hiện nhiệm vụ cung cấp hậu cần kỹ thuật cho các căn cứ và sân bay trên bờ biển và đảo ở Bắc Cực, cứu kéo tàu gặp nạn trong điều kiện băng đá và trên mặt biển, vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau.

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 2Tàu phá băng "Ilya Muromets" - ảnh RG

Những tính năng kỹ thuật của "Ilya Muromets" trong Hải quân Nga không phải chỉ dành cho hiện tại mà phục vụ cho tương lai. Đó là khả năng hải trình mạnh mẽ, tính cơ động cao, đa chức năng và sử dụng nguyên tắc truyền chuyển động hoàn toàn mới.

Tàu phá băng là có chiều dài 85 mét, chiều rộng đến 20 km, tốc độ tối đa - 15 hải lý / giờ. Tàu phá băng có thể độc lập hoạt động trên biển đến hai tháng, phạm vi hoạt động là 12.000 hải lý, hay 22.244 km. Đây là nguyên mẫu tàu hậu cần kỹ thuật và phụ trợ đầu tiên của Hải quân Nga, nhằm mục đích phục vụ cho việc trinh phục Bắc Cực.

Trực thăng huấn luyện Mi-28UB

Máy bay trực thăng Mi-28UB đầu tiên được chuẩn bị để chuyển sang quân đội

Máy bay trực thăng Mi-28UB đầu tiên được chuẩn bị để đưa vào phục vụ - ảnh RG

Đây là phiên bản trực thăng huấn luyện mới, được lắp ráp tại nhà máy Rostvertol thuộc thành phố Rostov. Mi-28UB thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 09.08.2017.

Chiếc máy bay huấn luyện này là phiên bản cải tiến của Mi-28N “Thợ săn đêm”, đã tham gia chiến đấu trên chiến trường Syria. Máy bay hoàn toàn giống như nguyên mẫu chiến đầu, nhưng có hệ thống điều kiển kép trên cơ sở cơ khí – thủy lực. Tức là cơ chế điều khiển kép – cứng.

Hệ thống này cho phép điều khiển trực thăng chiến đấu trên cả hai buồng lái, phi công và hoa tiêu. Trong phiên bản huấn luyện sẽ là huấn luyện viên và học viên. Nhằm mục đích này nên khoang lái trước và sau được mở rộng hơn, ghế lái có hệ thống giảm sóc nhằm giảm thiểu chấn động khi hạ cánh quá mạnh.

Theo phát biểu của trung tướng Viktor Bondarev, tư lệnh trưởng lực lượng không quân, sử dụng máy bay huấn luyện Mi-28UB có thể giảm thời gian huấn luyện phi công xuống 2 – 3 lần. Đến năm 2020, Bộ quốc phòng Nga dự kiến sẽ sở hữu từ 40 – 60 máy bay trực thăng huấn luyện, dựa trên cơ sở ngày càng phát triển lực lượng trực thăng chiến đấu và đa nhiệm. Tất nhiên, các máy bay này vẫn giữ nguyên khả năng chiến đấu của mình, nhưng có tính sống còn cao hơn hẳn, do phi công thứ 2 cùng có khả năng điều khiển bay trong trường hợp phi công số 1 thương vong. 

AGS-40 Balkan

Súng phóng lựu liên thanh AGS-40 có giá 3 chân được trang bị cho các tổ hỏa lực của phân đội bộ binh, được sử dụng để tiêu diệt sinh lực địch trên địa hình trống trải hoặc trong các công sự hạng nhẹ, các phương tiện cơ giới thông thường.

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 4Súng phóng lựu AGS – 40 - ảnh RG

Súng có cỡ nòng 40 mm. Do sử dụng loại đạn được thiết kế mới, AGS – 40 có uy lực hơn hẳn so với súng phóng lựu AGS – 17. Dây đạn mềm nạp đạn chạy từ phải sang trái, mỗi dây băng có 20 viên đạn, 2 dây băng trong một thùng đạn cơ động.

AGS-40 Balkan trong tiểu đội bộ binh được lắp đặt trên giá bắn 3 chân có ghế ngồi, trong tổ hợp bao gồm cả kính ngắm quang học. Khối lượng cả súng, giá đỡ và kính ngắm là 32 kg, hộp đạn một dây băng 20 viên nặng 14 kg. Tốc độ bắn – 400 phát/phút.

Tàu ngầm năng lượng nguyên tử "Kazan"

Hạ thủy tàu tuần dương tàu ngầm hạt nhân "Kazan" của Hải quân Nga

Hạ thủy tàu ngầm tuần dương hạt nhân "Kazan"  Hải quân Nga - ảnh RG

Tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ tư của dự án Yasen-M mang tên “Kazan” được hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu quân sự phòng Sevmash thuộc khu vực Severodvinsk.

Đây là chiếc tàu ngầm thứ hai của dự án Yasen-M. "Kazan" cũng sẽ được biên chế vào Hạm đội Biển Bắc, trong lực lượng tàu ngầm của hạm đội đã có tàu "Severodvinsk" cũng thuộc dự án Yasen-M là kỳ hạm. Tàu được thiết kế tại Phòng kỹ thuật hàng hải Malachite ở St. Petersburg.

Tàu lớp Yasen-M là tàu ngầm hạt nhân tấn công, được thiết kế để tiêu diệt tàu ngầm và chiến hạm nổi của đối phương, tấn công phá hủy các căn cứ hải quân, bến cảng, các cụm tàu tấn công chủ lực và các mục tiêu khác. "Kazan", ngoài ngư lôi thế hệ mới nhất, được trang bị tên lửa hành trình "Onyx" và "Kalibr". Tàu ngầm có thiết kế bán vỏ kép độc đáo. Lớp vỏ kép nhẹ bọc mũi tàu và cấu trúc boong thượng trên khoang giếng phóng tên lửa.

Khu trục hạm "Sovershennyi "

Những thủ nghiệm đầu tiên của khu trục hạm "Sovershennyi – Hoàn hảo"được tiến hành vào tháng 04.2017 trên thao trường của hạm đội Thái Bình Dương, vũ khí trang bị được thử nghiệm vào mùa hè năm 2017. Tàu được thử nghiệm với tổ hợp tên lửa “Uran”, tấn công mục tiêu là tàu bia bắn tập.

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 6Khu trục hạm "Sovershennyi " - ảnh RG

Khu trục hạm "Sovershennyi " được đưa vào biên chế cho lực lượng Hải quân Nga ngày 23.07.2017. Được trang bị các tổ hợp vũ khí theo dạng mô dun, khu trục hạm "Sovershennyi " có thể thực hiện hầu hết các nhiệm vụ của một chiến hạm hộ tống đa nhiệm, bao gồm cả các nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm, các mục tiêu trên mặt biển, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, ngư lôi và sử dụng vũ khí trang bị để tiêu diệt mục tiêu. "Sovershennyi " cũng sử dụng hỏa lực trên tàu – tên lửa và pháo hạm yểm trợ hải quân đánh bộ thực hiện nhiệm vụ đổ bộ đánh chiếm mục tiêu.

Xe thiết giáp Tiger và mô đun vũ khí "Arbalet-DM"

Quân đội Nga tiếp nhận và đưa vào biên chế xe cơ giới bọc thép Tiger cùng với các mô đun vũ khí hoàn toàn mới.

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 7Mô đun vũ khí "Arbalet-DM" trên xe Tiger

Mô đun vũ khí "Arbalet-DM", lắp đặt trên xe cơ giới bọc theo Tiger là mô đun tiêu chuẩn có thể lắp đặt các loại: súng máy hạng nặng Kord 12,7 mm với cơ số đạn là 450 viên,  súng máy PKTM 7,62 mm với cơ số đạn 750 viên.

Mô đun có có 4 ống phóng lựu đạn khói 3D6, 3D6М hoặc 3D17. Mô đun vũ khí "Arbalet-DM" được lắp đặt hệ thống tự động khóa mục tiêu, có thể phát hiện và khóa mục tiêu xe thiết giáp BTR trên khoảng cách đến 2,5 km. Được trang bị hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực, mô đun vũ khí "Arbalet-DM" có khả năng xác định và phân biệt các loại phương tiện chiến đấu khác nhau, bao gồm xuồng chiến đấu, các xe thiết giáp bánh hơi và bánh xích, xe cơ giới địa hình quân sự các loại.

Người điều khiển hỏa lực có thể nạp thêm các thông tin mục tiêu như máy bay không người lái, trực thăng chiến đấu các loại, xe bán tải gắn súng phòng không và nhiều phương tiện chiến đấu khác. Xe Tiger và mô đun vũ khí "Arbalet-DM" có mục đích chủ yếu là được phát triển nhằm đáp ứng các cuộc chiến tranh du kích, tác chiến đường phố, chống bạo loạn lật đổ.

Tên lửa đạn đạo Skif

Tên lửa đạn đạo SKIF mới nhất được phát triển bởi Phòng thiết kế Trung tâm Rubin ở St Petersburg và Trung tâm phát triển tên lửa quốc gia mang tên Makeev theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga.

Tên lửa đạn đạo mới này được lắp đặt trong một container ống hoàn toàn kín và có thể nằm rất lâu dưới đáy biển hoặc đại dương. Khi có lệnh, tên lửa sẽ tự động chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến chiến, tự động tiến hành phóng tên lửa và tiêu diệt mục tiêu.

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 8Tên lửa đạn đạo Skif - vũ khí đáng sợ hơn cả tên lửa siêu thanh - ảnh RG

Tất cả các hoạt động của Skif hoàn toàn không cần thiết có sự tham gia của tàu ngầm hoặc các phương tiện bay hay chiến hạm nổi.

Tên lửa Skif trên thực tế là một tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, có thể được tàu ngầm thả xuống đáy biển ở bất cứ vị trí nào cần thiết. Khi nhận được mệnh lệnh chiến đầu, dựa trên các cơ chế kỹ thuật định trước, ống container chứa tên lửa sẽ chuyển sang trạng thái thẳng đứng và từ từ nổi lên. Khi đạt đến độ sâu 50 m so với mực nước biển, ống container tự động phóng tên lửa đạn đạo theo những mục tiêu định trước và tiêu diệt.

Tên lửa Skif về nguyên tắc hoàn toàn không có gì khác với các loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Điểm khác biệt duy nhất là tên lửa có thể được thả bất kỳ chỗ nào trên biển hoặc ven biển, đây là đặc điểm khiến đối phương không thể dự đoán được sẽ phóng từ vị trí nào để thực hiện các hoạt động phá hủy trước khi phóng.

Xe yểm trợ hỏa lực tăng thiết giáp BMPT "Terminator"

Xe BMPT "Terminator" được phát triển trên thân xe T-72 có nhiệm vụ trọng tâm là yểm trợ hỏa lực cho xe tăng, thiết giáp trong chiến đấu tiến công trên các địa hình phức tạp như đồi gò, đô thị. Xe nằm trong biên chế của các đơn vị tăng thiết giáp, có nhiệm vụ trọng tâm là tiêu diệt các phương tiện chống tăng của đối phương.

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 9Xe yểm trợ hỏa lực tăng thiết giáp BMPT "Terminator"

Kíp xe biên chế 5 thành viên, vũ khí trang bị bao gồm 2 pháo tự động 30 mm, cơ số đạn 900 viên, tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu laser, 2 súng phóng lựu chống bộ binh, mỗi khẩu có 300 viên đạn phóng lựu trong một dây băng, một súng máy song song 7,62 mm Kalasnhikov có cơ số đạn là 2000 viên. Xe có thể thực hiện nhiệm vụ phục kích do được trang bị động cơ tạm nguồn phụ trợ, cung cấp điện năng cho hệ thống vũ khí trang bị không cần sử dụng động cơ chính. Hệ thống điều khiển hỏa lực ngày đêm, quang điện tử, quang ảnh nhiệt, có khả năng nhận biết và làm rõ mục tiêu trên khoảng cách xa.

Hộ tống hạm "Đô đốc Makarov"

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 10Thượng cờ Thánh Andrew trên tàu khu trục hạm hạng nhẹ "Đô đốc Makarov" - ảnh RG

Hộ tống hạm dự án 11356 "Đô đốc Makarov" được đóng tại nhà máy đóng tàu Yantar tháng 02. 2012, hạ thủy ngày 02.09. 2015. Đây cũng là chiến hạm thứ 3 thuộc dự án này. Hai hộ tống hạm trước đây - Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen – đang trong biên chế thuộc Hạm đội Biển Đen.

Các hộ tống hạm dự án 11356 được phát triển cho những chuyến hải trình trên vùng biển xa, chiến đấu chống khủng bố, chống ngầm và phòng không trên biển.

Tàu được trang bị pháo hạm А-190 cỡ nòng 100 mm, tên lửa phòng không và súng phòng không tự động, ngư lôi và các trang thiết bị chống ngầm. Hơn thế nữa, các hộ tống hạm được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Kalibr - HK. "Đô đốc Makarov", tương tự như các hộ tống hạm khác, có thể được trang bị trực thăng chiến đấu Ка-27 hoặc Ка-31.

Tổ hợp thông tin R-430

Từ sát thủ phục kích đáy biển đến "kẻ hủy diệt": Quân Nga nhận hàng loạt vũ khí mới ảnh 11Tổ hợp thông tin liên lạc vô tuyến R-430 - ảnh RG

Tổ hợp thông tin liên lạc vô tuyến R-430 là tổ hợp truyền thông đa chiều tuyệt mật, hoàn toàn "vô hình" đối với các phương tiện tác chiến điện tử hiện đang được tất cả các nước phát triển, cung cấp khả năng triển khai mạng lưới truyền thông với chiều dài lên tới 1,5 nghìn km với khoảng cách đài chuyển tiếp tới năm mươi kilômét. Hệ thống hoạt động trong điều kiện tác chiến điện tử mạnh. Tổ hợp được lắp đặt trong các bộ khí tài thông tin liên lạc trên các trạm thông tin cơ động bánh hơi và bánh xích, cũng như trên các trạm thông tin tại chỗ và cơ động mang vác cá nhân.

TTB