Từ chuyện chủ tịch Trung Quốc đọc sách về trí tuệ nhân tạo

Mới đây, cộng đồng mạng xã hội Weibo đã phát hiện chủ tịch có hai cuốn kinh điển về trí tuệ nhân tạo trên giá sách của mình.

Nghiên cứu kinh điển AI

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình được biết là một người ham đọc sách. Ông thường trích dẫn nội dung từ những cuốn sách có ảnh hưởng đến bản thân trong các bài phát biểu quan trọng. Vậy nên, không có gì lạ khi một trong những điều thú vị của cộng đồng mạng Trung Quốc, Weibo là tìm hiểu về giá sách riêng của vị chủ tịch nước mình.

Từ chuyện chủ tịch Trung Quốc đọc sách về trí tuệ nhân tạo - Ảnh 1

Theo những tài khoản trên Weibo, một trong những cách dễ dàng nhất là săm soi giá sách chủ tịch Tập Cận Bình là theo dõi những video chúc mừng năm mời thường được quay ngay tại phòng làm việc nơi có giá sách riêng của ông.

Trong video chúc mừng năm mới 2017 của Tập Cận Bình, cộng đồng mạng Weibo đã phát hiện một vài thay đổi trên kệ sách của ông. Cụ thể, chủ tịch Trung Quốc đã sắp xếp lại để hai cuốn về Chủ nghĩa Mác là Tuyên ngôn Cộng sản và bộ sách kinh điển Das Kapital (Tư Bản) của Karl Marx dễ dàng lấy được trong tầm với. Ngoài ra, ông cũng mở rộng bộ sưu tập về văn chương phương Tây bên cạnh việc đưa vào thêm một số văn bản mới về quân sự và kinh tế.

Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên nhất lại là việc có ít nhất hai cuốn sách kinh điển về trí tuệ nhân tạo (AI) đã được phát hiện lần đầu tiên trên giá sách này.

Đầu tiên là cuốn The Master Algorithm: How the Quest for the Ultimate Learning Machine Will Remake our World (Tạm dịch: Thuật toán thống trị: Cuộc tìm kiếm cỗ máy học cuối cùng sẽ định hình lại thế giới chúng ta như thế nào) của Giáo sư đầu ngành về lĩnh vực này của Đại học Washington (Mỹ) Pedro Domingos. Được xuất bản lần đầu năm 2015 tại Mỹ, cuốn sách của Domingos nhanh chóng trở lọt vào danh sách must-read (bắt buộc phải đọc) đối với bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Cụ thể, The Master Algorithm giới thiệu về máy học và cách chúng tác động đến sinh hoạt của con người. Theo tác giả Pedro Domingos , Giáo sư về Khoa học Máy tính tại Đại học Washington, câu trả lời cho tất cả các vấn đề về công nghệ này là một thuật toán siêu việt nhằm cung cấp cho bản thân thiết bị những phản hồi để phát triển vô tận.

Vào năm 2016, Bill Gates đã giới thiệu The Master Algorithm của Pedro Domingos như một trong hai cuốn sách kinh điển về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Cuốn sách thứ hai là Augmented: Life in the Smart Lane của Brett King. Tất nhiên, cả hai cuốn sách Bill Gates giới thiệu đều nằm trong tủ sách của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình.

Augmented: Life in the Smart Lane là một dự đoán về sinh hoạt loài người trong hai mươi năm tới, trong thế giới mà tác giả gọi là Augmented Age. Kỷ nguyên mới này, theo Brett King, sẽ dựa trên bốn chủ đề chính là trí tuệ nhân tạo, thiết kế trải nghiệm, cơ sở hạ tầng thông minh và công nghệ y tế.

Tham vọng của Trung Quốc

Nhiều nhà bình luận cho rằng không phải ngẫu nhiêu chủ tịch Trung Quốc Tập trung nghiên cứu công nghệ trí tuệ nhân tạo thông qua sách vở. Và phát hiện mới đây của cư dân mạng Weiboi về sự đọc của ông Tập cũng hé lộ với công chúng nhiều điều.

Trung Quốc từng tuyên bố sẽ dẫn đầu thế giới về công nghệ trí tuệ nhân tạo. Mục đích của cường quốc này là làm cho ngành công nghiệp trong nước đạt trị giá 150 tỷ USD vào năm 2030.

Từ chuyện chủ tịch Trung Quốc đọc sách về trí tuệ nhân tạo - Ảnh 2

Trung Quốc hiện nay rất nổi tiếng với hàng loạt công nghệ thông minh, điển hình như việc ứng dụng mạng lưới camera giám sát khắp nơi để nhanh chóng xác định và nhận dạng người qua khuôn mặt.

Với sự hỗ trợ tích cực của chính phủ, ba công ty công nghệ cao là Baidu, Alibaba và Tencent đều đang tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ trí tuệ nhân tạo và tập trung vào các đô thị tự đông hóa, các thành phố thông minh và công nghệ y tế.

Cũng trong bài phát biểu chúc mừng năm mới 2017, theo hãng thông tấn Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết thực hiện cải cách trong năm nay: “Trung Quốc sẽ nhân cơ hội kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa vào năm 2018 để tiếp tục thực hiện cải cách bởi vì cải cách và mở cửa là con đường chúng ta phải làm để đạt được phát triển và hiện thực hóa giấc mơ Trung Quốc”.

Phát biểu của ông Tập Cận Bình đáng chú ý hơn khi cuộc đua công nghệ giữa Trung Quốc và láng giềng Hàn Quốc đang diễn ra hết sức gay cấn.

Theo một báo cáo gần đây, khoảng cách trung bình giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong những ngành công nghệ chính đã bị thu hẹp chỉ còn 0,9 năm. Điều này có nghĩa: Nếu các công ty Hàn Quốc không nỗ lực hết sức thì Trung Quốc sẽ đuổi kịp họ sau một khoảng thời gian rất ngắn nữa

Theo ICTNews

http://ictnews.vn/trang-chinh/trang-nhat/tu-chuyen-chu-tich-trung-quoc-doc-sach-ve-tri-tue-nhan-tao-163159.ict