Một vài tuần trước, Giám đốc Samsung Jay Y. Lee phải dành một đêm trong tù trong khi chờ đợi phán quyết của thẩm phán về việc liệu ông có nên bị giam trong suốt thời gian điều tra vụ bê bối liên quan đến Tổng thống Hàn Quốc. Ông Lee cuối cùng đã được thả tự do, nhưng các công tố viên đặc biệt tham gia vào vụ việc này vẫn đang tìm kiếm các giao dịch giữa Samsung với vị Tổng thống bị kết tội.
Samsung, trong khi đó, đã bắt đầu tiến hành nhiều biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn các vấn đề tương tự trong tương lai.
Theo Reuters, Samsung đang tìm cách giải tán văn phòng chiến lược doanh nghiệp của mình sau khi cuộc điều tra truy tố đặc biệt kết thúc.
Có khoảng 200 nhân viên ưu tú được "tự tay chọn lựa từ các chi nhánh" làm việc cho văn phòng, mà thực ra là làm việc cho gia đình Lee. Thông qua phương tiện này, gia đình ông Lee đã đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến toàn bộ Samsung.
Các công tố viên đặc biệt điều tra vụ án tham nhũng của Tổng thống Park Geun-hye đã cho rằng người đứng đầu văn phòng chiến lược công ty, Choi Gee-sung, là một nghi phạm. Samsung bị cáo buộc hối lộ người thân tín của bà Park, bà Choi Soon-sill để đảm bảo việc sáp nhập giữa hai chi nhánh của của công ty được diễn ra suôn sẻ. Việc sáp nhập này nhằm củng cố thêm quyền lực của ông Lee tại Samsung.
Các giám đốc điều hành khác thuộc văn phòng chiến lược cũng bị điều tra do bị nghi ngờ tiến hành công tác vận động hành lang cho việc sáp nhập. Đó là lý do tại sao Samsung quyết định xóa bỏ tổ chức nội bộ có khả năng kiểm soát mọi quyết định quan trọng trong tập đoàn này.
Được xem là "trung tâm đầu não" hoặc "tháp kiểm soát" của Samsung, văn phòng chiến lược của công ty được thành lập vào năm 2010, nhưng nó không phải là một thực thể pháp lý. Thay vào đó, các nhân viên của văn phòng cùng lúc làm việc cho các chi nhánh khác nhau của Samsung.
Văn phòng chiến lược mới này là sự thay thế của một văn phòng chiến lược khác đã bị xóa sổ trong năm 2008 sau một cuộc điều tra khác liên quan đến người cha của ông Lee. Chủ tịch Samsung Electronics Lee Kun-hee đã bị buộc tội lập quỹ đen bằng cách sử dụng các tài khoản giả, còn những người quản lý hàng đầu của các văn phòng chiến lược thì là đồng lõa.
Điều đó có nghĩa là Samsung sẽ chỉ đơn giản là sẽ tái tạo lại trung tâm đầu não mới của mình sau khi cuộc điều tra tham nhũng kết thúc.
Theo những tin tức tương tự, Yonhap News thông báo rằng Samsung tuyên bố rút khỏi sàn kinh doanh hàng đầu tại Hàn Quốc, Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc (FKI).
FKI, nơi 15 chi nhánh của Samsung đã phải trả một số tiền lên tới 11,7 triệu USD phí thành viên hàng năm, được cho là đã đóng một vai trò trung gian trong việc scandal hối lộ bà Park.
Theo ICTNews