
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thử nghiệm các biện pháp nhằm tấn công điểm yếu của đầu đạn khổng lồ do Mỹ sản xuất bằng đạn pháo phòng không.
Các loại bom xuyên boong-ke được điều khiển chính xác và bay chậm nhưng mang theo đầu đạn khổng lồ được bọc giáp dày. Những quốc gia nhỏ không có lực lượng không quân chỉ còn biết bất lực nhìn bom rơi.
Khi máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran bằng bom xuyên boong-ke GBU-57 MOP (Massive Ordnance Penetrator) vào ngày 22/6, hầu như không có sự kháng cự nào đáng kể được ghi nhận.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra một biện pháp đối phó: tấn công vào điểm yếu bên sườn. Mặc dù phần mũi của quả bom được bọc giáp dày, hai bên thân chỉ được bọc thép mỏng vài centimet – nghĩa là một hoặc hai viên đạn pháo phòng không có thể xuyên thủng.
Pháo phòng không giá rẻ có thể được triển khai xung quanh các vị trí trọng yếu. Tuy nhiên, các khẩu pháo cần phải sống sót qua đợt tấn công, radar phải theo dõi được mục tiêu, và phải vượt qua các hệ thống tác chiến điện tử.
Thay vì sử dụng vũ khí nội địa, mô phỏng trên máy tính đã dùng pháo phòng không Oerlikon GDF của Thụy Sĩ – loại được triển khai rộng rãi ở Trung Đông, bao gồm cả Iran.
GDF bắn 36 viên đạn trong 2 giây. Ở khoảng cách 1.200 mét, xác suất tiêu diệt đạt 42%.
Nhóm nghiên cứu do Cui Xingyi, một nhà nghiên cứu tại Viện Cơ điện Tây Bắc của tập đoàn vũ khí Norinco (Trung Quốc), đã công bố phương pháp này trên tạp chí Gun Launch and Control – tạp chí quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc – vào ngày 14/4.

Phần mũi hình bầu dục của quả bom làm lệch các đòn tấn công trực diện, nhưng chỉ các cú đánh bên sườn mới xuyên thủng. Góc va chạm phải dưới 68 độ – nếu vượt quá, đạn sẽ trượt qua, theo nhóm của ông Cui.
Ở khoảng cách vượt quá 1.500 mét, việc xuyên phá thất bại. Nhưng trong vòng 1.200 mét, nhiệt độ và mảnh đạn có thể kích nổ thuốc nổ bên trong bom.
Kỹ thuật này dựa trên các tính toán từ công thức xuyên giáp của Thế chiến II.
Tuy nhiên, có một điểm mấu chốt: các khẩu pháo phải được “ngắm trước” vào một điểm xác định trên quỹ đạo bay của bom. Càng gần, nòng pháo càng ít phải điều chỉnh, tăng độ chính xác. Các nhà nghiên cứu gọi đây là chiến thuật “kiểm soát hỏa lực kiểu bắn tỉa”.
“Hình thức đánh chặn kiểu bắn tỉa này có nhiều ưu điểm”, nhóm của ông Cui viết.
Nó giảm yêu cầu đối với hệ thống servo, loại bỏ các phép tính lặp và rút ngắn thời gian phản ứng xuống còn 1 mili giây.
“Hệ thống này có thể đưa vào sản xuất bằng công nghệ hiện có”, nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Tuy nhiên, chiến trường thực tế rất khắc nghiệt. Các cường quốc không quân có thể dùng chiến thuật tấn công dồn dập để tiêu diệt pháo phòng không trước khi máy bay ném bom vào trận địa. Những cú điều chỉnh quỹ đạo cuối cùng của bom thông minh cũng có thể phá vỡ tính toán. Cửa sổ bắn hiệu quả chỉ kéo dài chớp mắt.
Một nhà vật lý tại Bắc Kinh – không tham gia nghiên cứu – nhận xét: “Những gì có thể áp dụng ở Trung Quốc chưa chắc đã hiệu quả ở nơi khác”.

Giới khoa học Trung Quốc phát triển liệu pháp tế bào giá rẻ cho bệnh ung thư và các bệnh khác

Trung Quốc hé lộ siêu vũ khí X-rail: Tăng gấp đôi hỏa lực, vượt mặt Mỹ trong cuộc đua pháo điện từ
