Trung Quốc tăng ngân sách quân sự bất chấp suy giảm kinh tế

VietTimes -- South China Morning Post dẫn phát biểu của các nhà phân tích cho biết: năm 2019, ngân sách quốc phòng tăng cho thấy hiện đại hóa quân đội vẫn là ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trong bối cảnh nền kinh tế đang suy giảm và bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại căng thẳng với Mỹ.
Đoàn đại biểu quân đội tham gia Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc đến Đại lễ đường. Ảnh SCMP
Đoàn đại biểu quân đội tham gia Đại hội đại biểu Nhân dân Trung Quốc đến Đại lễ đường. Ảnh SCMP

Theo báo cáo ngân sách, được công bố tại lễ khai mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ở Bắc Kinh ngày 02.04.2019: ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tăng lên 1,18 nghìn tỷ nhân dân tệ (175,98 tỷ USD) vào năm 2019, cao hơn 7,5% so với năm 2018.

Mặc dù con số này thấp hơn mức tăng ngân sách quốc phòng năm 2018 là 8,1%, nhưng lại cao hơn mức dự báo tăng trưởng kinh tế của đại lục từ 6 đến 6,5% trong năm 2019.

Biểu đồ sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và mức tăng trường ngân sách quốc phòng. Ảnh SCMP
Biểu đồ sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và mức tăng trường ngân sách quốc phòng. Ảnh SCMP

John Lee, chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Mỹ thuộc Đại học Sydney cho biết, Trung Quốc duy trì việc tăng ngân sách quân sự liên tục trong ba thập kỷ qua và mức tăng luôn lớn hơn mức tăng trưởng GDP của quốc gia.

Không có gì là quá đáng khi nói rằng, giai đoạn này Trung Quốc đang thúc đẩy phát triển và hiện đại hóa quân đội nhanh nhất (cả tương đối và tuyệt đối) trong lịch sử thời bình kể từ khi kết thúc Thế Chiến II, ông Lee nói.

Quá trình này diễn ra tại thời điểm biên giới quốc gia hoàn toàn an toàn và Trung Quốc đang đối mặt với thách thức suy giảm tài chính và yêu cầu chi tiêu cao hơn cho lợi ích cộng đồng.

Ông nhấn mạnh: “Vấn đề tăng chi tiêu quốc phòng sẽ gây ra sự nghi ngờ lớn hơn và sâu sắc hơn về những động lực thúc đẩy tiến trình này và mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh.

Trung tướng He Lei, cựu phó chủ tịch Học viện Khoa học Quân sự Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), thành viên đoàn Đại biểu Đại hội Nhân dân toàn quốc cho biết: vấn đề tăng ngân sách quốc phòng thấp hơn giúp Bắc Kinh bác bỏ những tuyên bố của các nước phương Tây về cái gọi là “những mối đe dọa Trung Quốc”.

Trung tướng He phát biểu: “tăng ngân sách quốc phòng 7,5%, thấp hơn so với 8,1% của năm 2018, điều này cho thấy sự phát triển quân sự của chúng tôi không chỉ tính đến nhu cầu quốc phòng mà còn tính đến tình hình kinh tế trong nước, nguồn thu của chính phủ và những vấn đề thực tế khác”.

Một nguồn tin quân sự, làm việc tại Bắc Kinh, yêu cầu được giấu tên cho biết: các nhà lãnh đạo Trung Quốc tính toán đến cả những kỳ vọng và quan ngại trong nước và trên thế giới trong quyết định tăng ngân sách quân sự và công bố số liệu về dự chi quốc phòng.

Theo nguồn tin của SCMP, đây là thời gian làm suy giảm chi tiêu cho quốc phòng sau hơn hai thập kỷ phát triển vượt bậc của quân đội Trung Quốc. Hiện tại hải quân PLA có hai tàu sân bay và sẽ tăng cường thêm bốn chiếc nữa trong tương lai.

Các nhà quan sát phương Tây thường xuyên chỉ trích Trung Quốc thiếu minh bạch trong chi tiêu ngân sách quân sự, chỉ ra rằng nhiều mục lớn bị loại bỏ khỏi ngân sách quân sự.

Ví dụ, chi phí đóng các tàu sân bay không được tính vào kinh phí quốc phòng, nhưng kính phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa được tính vào nguồn ngân sách.

Hơn thế nữa, các hạng mục quan trọng ngoài ngân sách bao gồm chi phí cho các cuộc diễu hành quân sự khổng lồ mà Trung Quốc lên kế hoạch để kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Hải quân PLA tháng 04 và lễ kỷ niệm Quốc khánh ngày 01.10.2019.

Nguồn tin quân sự cho biết , khi tuyên bố con số tăng trưởng chi tiêu quốc phòng giảm hơn năm 2018, bộ máy lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc hy vọng sẽ giảm bớt quan ngại của nước ngoài về tham vọng của mình, đặc biệt là PLA dự kiến sẽ trưng bày một số vũ khí tối tân trong các cuộc diễu binh cuối năm 2019.

Nhưng Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore không tin rằng chiến lược giảm ngân sách quốc phòng sẽ có hiệu quả làm bớt đi sự lo ngại với quy mô phát triển quân sự của Trung Quốc, đặc biệt trong quan điểm của các nước láng giềng.

“Khoản ngân sách chi tiêu quân sự “cứng” của PLA lớn hơn rất nhiều lần so với quy mô chi tiêu quân sự của các quốc gia khác trong khu vực. Một số quốc gia thậm chí không đủ khả năng tăng 1% chi phí quân sự mà không phải hy sinh các chi phí cần thiết khác để phát triển kinh tế xã hội”, ông nói.

Đối với các quốc gia khác trong khu vực, tiến trình hiện đại hóa PLA cho đến nay mang lại những kết quả lớn, tạo ra những sức mạnh quân sự chưa từng có và những khả năng mới, nâng cao năng lực tác chiến cho quân đội, thể hiện sức mạnh và sự hiện diện trên những vùng nhạy cảm trong khu vực.

Vì vậy, rõ ràng sự suy giảm nhỏ trong tăng trưởng chi tiêu quốc phòng sẽ không khiến các quốc gia khu vực bớt lo ngại hơn.

Chuyên gia hải quân Li Jie, làm việc tại Bắc Kinh cho biết, PLA cần duy trì tăng trưởng ổn định trong phân bổ ngân sách quốc phòng nhằm sẵn sàng đối phó với các thách thức khác nhau trong khu vực.

Stephen Nagy, phó giáo sư, chuyên viên cao cấp về chính trị và nghiên cứu quốc tế tại Đại học quốc tế Christian ở Tokyo nhận xét.Tại Nhật Bản, thông báo ngân sách quân sự có thể được thực hiện bằng một hạt muối so với dự tăng ngân sách quốc gia.

Nguồn ngân sách quân sự tập trung vào các mục tiêu quốc phòng cốt lõi như an ninh trong nước, chi tiêu ngân sách cho hải quân, tăng lương và mua sắm các công nghệ quân sự mới. Chi tiêu cho sự phát triển các khả năng quân sự cụ thể khó đạt được hơn so với tổng ngân sách chung dành cho quốc phòng, ông nói. Nagy là chuyên viên thỉnh giảng tại Viện các vấn đề quốc tế Nhật Bản.

Phó giáo sư Nagy nhấn mạnh: Phần lớn sự quan ngại của Nhật Bản là các hoạt động kiểm soát biển của Trung Quốc, liên quan đến các chiến thuật hỗn hợp mà Bắc Kinh sử dụng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trong những chiến thuật phức tạp này có việc sử dụng đội tàu thương mại và đánh cá làm suy yếu những tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Tháng 12, Nhật Bản công bố ngân sách quốc phòng cho năm tài chính 2019 với tổng số khoảng 5,3 nghìn tỷ yên (43,37 tỷ USD), tăng 2% so với năm 2018, nhưng vẫn chưa chiếm đến 1% GDP của quốc gia này.

Nhật Bản đặt mục tiêu chi cho ngân sách quốc phòng khoảng 27 nghìn tỷ yên từ năm 2019 đến năm 2023, mức tăng bình quân hàng năm là 1,1%, hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa, đưa máy bay chiến đấu tàng hình vào khai thác sử dụng nhằm chống lại áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trên biển.

Theo Tuần báo Quốc phòng Jane,  Nga công bố ngân sách quốc phòng năm 2018 là 2,95 nghìn tỷ rúp (44,84 tỷ USD), tăng 2,4% so với năm 2017. Khoảng ngân sách này chiếm 17,9 % chi tiêu chính phủ và 3,1 % GDP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ kế hoạch yêu cầu ngân sách quốc phòng là 750 tỷ USD đệ trình Quốc hội cho chi tiêu quốc phòng năm 2019, trong đó có 174 tỷ đô la Mỹ cho quỹ chiến tranh đặc biệt.

Như vậy, mặc dù sự gia tăng ngân sách quốc phòng đã giảm so với năm 2018, nhưng Trung Quốc vẫn là quốc gia thứ 2 sau Mỹ có ngân sách chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới. Đây cũng là một nguyên nhân làm gia tăng căng thẳng trong khu vực Tây Thái Bình Dường và trong năm 2019, đặc biệt đối với Philippines, quốc gia có nhiều vấn đề mâu thuẫn với Trung Quốc hiện nay trên Biển Đông. 

Sự phát triển của quân đội Trung Quốc trong vòng 3 thập kỷ qua. Video SCMP