Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Á, đang tạo ra gây xung đột với Nga

VietTimes -- Vai trò ảnh hưởng mở rộng nhanh chóng của Trung Quốc ở khu vực Trung Á, nơi thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga chắc chắn khiến cho Nga cảm thấy không thoải mái.
Sáng ngày 3/8/2016, lãnh đạo Quân đội 4 nước Afghanistan, Trung Quốc, Pakistan và Tajikistan quan sát trưng bày trang bị chống khủng bố. Ảnh: Cankao
Sáng ngày 3/8/2016, lãnh đạo Quân đội 4 nước Afghanistan, Trung Quốc, Pakistan và Tajikistan quan sát trưng bày trang bị chống khủng bố. Ảnh: Cankao

Tờ The Diplomat Nhật Bản ngày 23/11 đăng bài viết "Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự và kinh tế ở Tajikistan" cho rằng sau khi mở rộng kinh tế ở Trung Á, Trung Quốc bắt đầu bất ngờ tăng cường vị thế chủ đạo quân sự ở khu vực này.

Tháng 9/2016, Trung Quốc đề xuất thi công 11 trạm kiểm tra biên giới mới và 1 công trình quân sự mới ở khu vực biên giới Afghanistan và Tajikistan. Việc làm này đã gây ra lo ngại cho Nga.

Mặc dù hành động trên có khả năng làm cho Trung Quốc trở thành một người can dự vào an ninh Trung Á, nhưng chuyên gia Nga hầu như không tin lắm khả năng Trung Quốc có thể xây dựng liên minh quân sự với Trung Á.

Điều đáng lưu ý chính là Nga có vai trò ảnh hưởng lâu đời ở khu vực này, căn cứ quân sự ở nước ngoài lớn nhất của Nga chính là nằm ở vùng ngoại ô thủ đô Dushanbe, Tajikistan.

Quân đội Nga ở Tajikistan (ảnh minh họa)
Quân đội Nga ở Tajikistan (ảnh minh họa)

Việc mở rộng kinh tế của Trung Quốc ở Tajikistan là một hiện tượng xuất hiện không lâu. Đầu thế kỷ 21, do thiếu mạng lưới giao thông vận tải kết nối giữa hai nước, vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở Tajikistan tương đối yếu.

Mãi cho đến khi hai nước khai thông tuyến đường quan trọng mới, kim ngạch thương mại song phương mới tăng trưởng rõ rệt. Một nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh tế của Trung Quốc gia tăng khác là ở nguồn lực tài chính sẵn có và nhu cầu đầu tư của Tajikistan.

Hầu như không có nước nào khác hứng thú với đầu tư vào những công trình hạ tầng cơ sở rất quan trọng của Tajikistan, trong khi đó Trung Quốc không những đã tài trợ cho nhiều dự án, mà còn giúp cho các doanh nghiệp lớn của Trung Quốc tham gia vào.

Quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận chống khủng bố ở Tân Cương. Ảnh: Cankao
Quân đội Trung Quốc tiến hành tập trận chống khủng bố ở Tân Cương. Ảnh: Cankao

Trong thời gian của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là trong thời gian quan hệ giữa Tajikistan và Nga xấu đi, quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Tajikistan đã bước vào một giai đoạn mới.

Lập trường ủng hộ Uzbekistan của Nga trong tranh chấp một con đập lớn vào năm 2009 trở thành chất xúc tác quan trọng đẩy Dushanbe về phía Trung Quốc. Tajikistan là một trong những nước cộng hòa Liên Xô cũ nghèo nhất, lệ thuộc nghiêm trọng vào nhập khẩu năng lượng (nhất là vào mùa đông), hơn nữa thường xuyên mất điện.

Vì vậy, đối với Tajikistan, thi công một con đập lớn là một việc lớn liên quan đến sự sống còn. Nhà cầm quyền cho biết con đập lớn này sẽ có thể cung cấp điện cho toàn bộ đất nước, hơn nữa còn có thể cung cấp điện giá rẻ cho một số khu vực của Afghanistan và Pakistan.

Trong tình hình Nga bị tình nghi cản trở xây dựng con đập này, Chính phủ Tajikistan bắt đầu tìm đối tác thay thế và đối trọng kinh tế - họ đã tìm ở Trung Quốc.

Binh sỹ Nga - Trung Quốc trong một lần diễn tập chung (ảnh minh họa)
Binh sỹ Nga - Trung Quốc trong một lần diễn tập chung (ảnh minh họa)

Rõ ràng, Trung Quốc hoàn toàn không muốn xông vào "phạm vi ảnh hưởng" của Nga, mà là tích cực tham gia lĩnh vực không chồng lấn lợi ích với Nga.

Mối quan tâm chính của Trung Quốc ở Tajikistan là công trình năng lượng. Có điều, họ hoàn toàn không có ý định thay thế Nga trở thành người xây dựng chính của trạm thủy điện tại Tajikistan.

Dựa vào vai trò ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng, Trung Quốc cũng đã mở rộng vai trò ảnh hưởng trên các lĩnh vực khác, chẳng hạn lĩnh vực quân sự.

Rất nhiều người cho rằng, do lo ngại của Bắc Kinh trên phương diện an ninh, các hành động của Trung Quốc ở khu vực Trung Á nhất là ở Tajikistan là "hợp tình hợp lý".

Quân đội Trung Quốc tiến hành huấn luyện. Ảnh: Cankao
Quân đội Trung Quốc tiến hành huấn luyện. Ảnh: Cankao

Thông qua gia tăng chi tiêu trong lĩnh vực an ninh ở Trung Á, Trung Quốc tìm cách xây dựng một khu đệm an toàn ở dọc tuyến biên giới giữa họ với Afghanistan, Pakistan và Tajikistan.

Sự lo ngại chính của Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng tăng từ các phần tử cấp tiến ở khu vực này có thể gây nguy hiểm cho cho tình hình trong nước.

Trung Quốc đã cùng với Pakistan, Afghanistan và Tajikistan thành lập một liên minh chống khủng bố để tăng cường phối hợp với các nước trong khu vực này, ứng phó với mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng từ các phần tử cấp tiến.

Xem ra Trung Quốc hầu như đang thúc đẩy triển khai hợp tác quân sự và an ninh chặt chẽ hơn với tất cả các nước này.

Tháng 10/2016, trên 10.000 quân nhân của hai nước Trung Quốc và Tajikistan đã tổ chức một cuộc tập trận chống khủng bố dài 5 ngày ở lãnh thổ Tajikistan, nơi tiếp giáp biên giới Afghanistan.

Quân nhân Nga
Quân nhân Nga

Mặc dù rất ít khi nhìn thấy những đánh giá công khai về việc hai nước gia tăng hợp tác quân sự, nhưng nhu cầu tăng cường quan hệ an ninh của Tajikistan và Trung Quốc hầu như có liên quan đến việc họ ngày càng coi trọng đối với các phần tử cấp tiến.

Mặc dù quan chức Nga không công khai phê phán các hoạt động quân sự không ngừng gia tăng của Trung Quốc ở Tajikistan, nhưng vai trò ảnh hưởng mở rộng nhanh chóng của Trung Quốc ở khu vực Trung Á chắc chắn sẽ gây cảm giác không thoải mái nhất định cho Moscow.

Mặc dù vai trò ảnh hưởng của Nga ở khu vực này đã giảm đi trong gần 10 năm qua, nhưng họ vẫn coi Trung Á là phạm vi ảnh hưởng địa - chính trị của mình.

Quân đội Trung Quốc tiến hành huấn luyện đánh giáp lá cà ở dưới nước. Ảnh: Cankao
Quân đội Trung Quốc tiến hành huấn luyện đánh giáp lá cà ở dưới nước. Ảnh: Cankao

Quan chức Nga rất không muốn thổi phồng hoạt động của Trung Quốc ở Tajikistan hiện nay. Có người cho rằng liên minh quân sự mới thành lập của Trung Quốc, Afghanistan, Pakistan và Tajikistan quá hạn chế, không thể trở thành một tổ chức giống như NATO, bởi vì trọng điểm chủ yếu của nó là an ninh biên giới.

Mặc dù Nga chưa nhận được lời mời tham gia vào liên minh 4 nước mới này, nhưng hơn 50 năm qua họ luôn có sự hiện diện quân sự ở lãnh thổ Tajikistan, hơn nữa nghe nói thỏa thuận quân sự mới nhất đạt được giữa Moscow và Dushanbe đã mở rộng thời hạn thuê căn cứ quân sự của Nga ở Tajikistan kéo dài tới năm 2042.

Tuy nhiên, Trung Quốc hầu như đã thành công xác lập vai trò ảnh hưởng trên hai phương diện kinh tế và quân sự quan trọng ở khu vực Trung Á, trong đó bao gồm Tajikistan. Năm 2015, Trung Quốc đã đầu tư 273 triệu USD ở Tajikistan - chiếm 58% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Tajikistan trong năm đó.

Quân đội Nga ở Syria, Trung Đông (ảnh minh họa)
Quân đội Nga ở Syria, Trung Đông (ảnh minh họa)

Do chính sách láng giềng của Trung Quốc đối với Trung Á, có thể nói Bắc Kinh có ý đồ đóng một vai trò chính trong lĩnh vực an ninh ở khu vực này. Vì vậy, Bắc Kinh có thể đang tìm cách bảo đảm cho các phần tử cấp tiến liên quan tới Al Qaeda hoặc Taliban ở Tajikistan sẽ không tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Với ý nghĩa này, liên minh quân sự 4 nước gồm Trung Quốc, Afghanistan, Pakistan và Tajikistan có vai trò mang tính trượng trưng tương tự Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) do Nga và Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo. Hơn nữa, điều cần nhấn mạnh là, các cuộc diễn tập quân sự liên hợp tổ chức ở Tajikistan chủ yếu là để phô trương sức mạnh của Trung Quốc.

Binh sĩ Trung Quốc tham gia huấn luyện. Ảnh: Cankao
Binh sĩ Trung Quốc tham gia huấn luyện. Ảnh: Cankao

Tuy nhiên, do các nhân tố như trở ngại ngôn ngữ, sự khác biệt về tôn giáo, đầu tư kinh tế của Trung Quốc không đủ để hỗ trợ cho Trung Quốc tiếp tục bành trướng. Do thực tế này, Trung Quốc đang tích cực bỏ vốn xây dựng Học viện Khổng Tử và Trung tâm ngôn ngữ ở địa phương để có thể thay đổi những trở ngại này.

Nhưng, trong giai đoạn hiện nay, mối quan tâm chính của Trung Quốc là xuất khẩu vũ khí, hợp tác chống khủng bố, vấn đề an ninh biên giới và hoạt động quân sự liên hợp.

Đối mặt với vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Tajikistan, phần lớn các nước Âu - Á đều duy trì kín tiếng, họ thiếu đồng thuận về việc Trung Quốc có bao nhiêu ảnh hưởng ở Trung Á.