Trung Quốc sẽ cho thế giới thấy sức mạnh tên lửa trong lễ diễu binh ngày 3/9

Trong lễ kỷ niệm mừng Chiến thắng được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 03.09, quân đội Trung Quốc sẽ biểu dương sức mạnh bằng những mẫu tên lửa mới nhất, theo cổng thông tin military-informant.com.
Đông Phong 15 tham gia diễu hành
Đông Phong 15 tham gia diễu hành

Tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 (DF-21)

Theo nguồn tin vào ngày 03.09, trên quảng trường Thiên An Môn Bắc Kinh, cùng với lực lượng diễu hành sẽ là các hệ thống tên lửa trước đây được giữ bí mật hoàn toàn DF-16 , DF-5B, DF-21, DF-31A. Ngoài ra, quân đội Trung Quốc cũng trình diễn các hệ thống tên lửa chiến thuật, các loại vũ khí chống tăng hiện đại và các hệ thống pháo phản lực.

Người xem sẽ là đặc biệt quan tâm đến loại tên lửa đạn đạo tầm trung mới nhất Đông Phong - 26 (DF-26), vừa được biên chế vào PLA. Tên lửa tầm trung thế hệ mới này có tầm bắn 4 nghìn km, chiếm khoảng giữa trong hệ thống các tổ hợp tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C/DF-25 với tầm bắn khoảng 2500 km và tên lửa đạn đạo chiến lược liên lục địa DF-31 với tầm bắn 10 nghìn km.

Tên lửa Đông Phong - 26 (DF-26C) có tầm bắn đến 4000 km

Điều thú vị là sự xuất hiện của tên lửa tầm trung này gây lo ngại sâu sắc cho Lầu năm Góc. Theo các nguồn tin không chính thức, sự tồn tại của DF-26 và các phiên bản nâng cấp của nó, mãi đến tháng 5 năm ngoái, các nhà chỉ huy chiến lược quân sự Mỹ mới biết. Nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Virginia Rick Fisher cho rằng, những tên lửa này có thể thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực. Những tên lửa này làm thay đổi cán cân lực lượng trong khu vực và là phiên bản hoàn hảo của khái niệm chống tiếp cận và xâm nhập 2D/AD, trong trường hợp sảy ra xung đột (Trung – Nhật; Trung – Đài hoặc trên Biển Đông) được sử dụng để chặn quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, không để cho họ cơ hội trợ giúp đồng minh.

Ngoài ra, Rick Fischer nhấn mạnh rằng khu vực nằm trong tầm bắn của DF-26 bao gồm cả căn cứ hải quân Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương, căn cứ của hàng ngàn lính thủy đánh bộ Mỹ.

Một thực tế thú vị là DF-26 là nguyên mẫu tên lửa tên lửa đạn đạo tầm trung RSD-10 " Pioner" Liên xô, phát triển tại Viện Công nghệ Nhiệt Moscow, thử nghiệm thành công 21.09.1974 tại Kapustin Yar. Năm 1987, 650 tên lửa “Pioner” trực sẵn sàng chiến đấu và niêm cất trong kho vũ khí tên lửa. Hai phần ba số lượng tên lửa này dành cho các mục tiêu ở châu Âu và Trung Đông, và khoảng một phần ba cho các mục tiêu ở châu Á và Mỹ. Năm 1991, " Pioner" là theo Hiệp ước INF (Hiệp ước xóa bỏ vũ khí hạt nhân tầm gần và tầm trung, có hiệu lực vào 01.06.1988) đã bị phá hủy.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN