Trung Quốc quậy Biển Đông, Hoa Đông, láng giềng tung trăm tỷ USD mua vũ khí

VietTimes -- Những mối đe dọa an ninh nổi cộm trong khu vực như ở bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông, Biển Đông đã thúc đẩy các nước trong khu vực đẩy mạnh mua sắm vũ khí ứng phó.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Đài Loan
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Đài Loan

Tờ Defense News Mỹ ngày 12/9 cho hay, việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội và hung hăng hăm dọa ở Biển Đông và biển Hoa Đông buộc các nước láng giềng trong khu vực phải làm tốt chuẩn bị hành động để ứng phó với tình huống có thể xảy ra chiến tranh ác liệt trong tương lai không xa.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan là những khách hàng mua vũ khí chủ yếu của khu vực này, về tổng chi tiêu quốc phòng và ngân sách hàng năm dùng cho chi tiêu nhân viên, hành động tác chiến và mua sắm quân sự, Singapore đứng thấp nhất với 9,4 tỷ USD, Đài Loan 9,8 tỷ USD, còn Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt 35 và 40 tỷ USD.

Tổng chi tiêu quốc phòng của các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam thấp hơn nhiều so với các quốc gia và khu vực nêu trên, khoảng 4 - 6 tỷ USD, không thể mua sắm lượng lớn hệ thống vũ khí hiện đại.

Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Giữa Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Triều Tiên đang tồn tại mâu thuẫn đan xen phức tạp, hơn nữa đang đối mặt với mối đe dọa của tấn công tên lửa đạn đạo và tên lửa xuyên lục địa.

Để đáp trả, họ đã tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của mình, Nhật Bản và Đài Loan đã mua tên lửa phòng không Patriot-3, Hàn Quốc đã mua hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD).

Do không tồn tại mối đe dọa nghiêm trọng của tên lửa từ láng giềng, Singapore chủ yếu nghiêng về mua sắm tên lửa phòng không tầm trung và ngắn.

Bob Nugent, cố vấn Công ty tư vấn quốc tế AMI Mỹ cho rằng những hệ thống này bao gồm hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu chiến.

Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục gia tăng đầu tư cho hệ thống vũ khí tàu khu trục Aegis, đồng thời duy trì đủ khả năng của tàu ngầm để đảm bảo khả năng răn đe hiện nay.

Bob Nugent nói: "Phát triển khả năng tấn công đất liền bằng tàu ngầm sẽ tăng mạnh vai trò ảnh hưởng chiến lược từ lực lượng tàu ngầm của họ".

Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều đã đặt mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ
Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đều đã đặt mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ

Nhà nghiên cứu cao cấp Richard Bitzinger từ Viện nghiên cứu quốc tế Rajaratnam Singapore cho rằng Singapore hoàn toàn không đối mặt với vấn đề an ninh nghiêm trọng từ Trung Quốc, "càng muốn sử dụng các từ ngữ mơ hồ như 'ổn định và hòa bình khu vực' hoặc 'tấn công chủ nghĩa khủng bố' để che đậy chính sách an ninh".

4 khách hàng mua sắm vũ khí lớn còn có sự quan tâm rất lớn đối với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm như KF-X do Hàn Quốc nghiên cứu chế tạo và X-2 Shinshin của Nhật Bản, hoặc mua máy bay chiến đấu F-35 của Công ty Lockheed - Martin Mỹ.

Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản đã được phép mua sắm máy bay chiến đấu F-35, nhưng Đài Loan còn chưa được phép, điều này phần lớn là do mâu thuẫn chính trị giữa Bắc Kinh và Washington.

Trung Quốc đã vạch ra giới hạn “đỏ” đối với việc bán bất cứ máy bay chiến đấu tiên tiến nào cho Đài Loan, bất kể đó là máy bay chiến đấu F-16C/D hay máy bay chiến đấu F-35.

Đồng thời, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã cho biết có ý định mua sắm máy bay vận tải cánh xoay nghiêng V-22 Osprey có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng.

Sau khi căn cứ không quân bị tên lửa hoặc bom phá hủy, khả năng cất hạ cánh thẳng đứng có thể giúp cho các nước này tiếp tục tác chiến.

Nhật Bản phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shinshin
Nhật Bản phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Shinshin

Hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc là đội quân khu vực có thực lực đáng kể, có thể triển khai và tác chiến trên toàn cầu, họ sẽ đặt trọng điểm vào máy bay đa dụng cỡ lớn, tàu đổ bộ và tàu chiến mặt nước trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

Bitzinger cho rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục lo ngại khả năng Trung Quốc thách thức lực lượng quân sự của họ ở biển Hoa Đông, đặc biệt là hai bên đều đã đưa ra yêu cầu chủ quyền đối với đảo Senkaku và các đảo lân cận.

Biện pháp ứng phó của Nhật Bản là mở rộng lực lượng tàu ngầm, tăng cường khả năng điều động lực lượng quân sự, đặc biệt là mở rộng số lượng tàu khu trục chở máy bay trực thăng - tàu sân băng trực thăng lớp Izumo và Hyuga.

Họ còn sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm P-1 tự nghiên cứu chế tạo để nâng cấp trang bị đường không.

Một nhân tố chiến lược lớn khác thúc dẩy 4 khách hàng vũ khí lớn này mở rộng mua sắm vũ khí trang bị trên biển là trong 15 năm qua, từ vụ khủng bố 11/9 đến nay, thực lực của Mỹ trên các phương diện như tàu chiến, máy bay và số lượng binh sĩ đã giảm đi một cách tương đối - đặc biệt là khả năng tác chiến săn ngầm và chống hạm giảm đi.

Tàu ngầm thông thường AIP Type 214 của Hải quân Hàn Quốc
Tàu ngầm thông thường AIP Type 214 của Hải quân Hàn Quốc