Theo thông tin này, J-20 được trang bị thêm một đầu thu tiếp nhiên liệu mới, cho phép tiếp dầu trên không hiệu quả để mở rộng phạm vi chiến đấu. Đầu thu tiếp nhiên liệu hoàn toàn có thể thu vào, phía bên phải buồng lái, đảm bảo máy bay duy trì độ phản xạ radar tối thiểu ngay cả khi tiếp nhiên liệu.
Phiên bản nâng cấp này tăng đáng kể khả năng chiến đấu và sống còn của máy bay khi thực hiện các nhiệm vụ tầm xa trên vùng nước Biển Đông và biển Hoa Đông, nhờ các máy bay tiếp dầu, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho máy bay chiến đấu, đảm bảo sức mạnh tiến công ngoài xa bờ biển Trung Quốc.
Là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5, trang bị hai động cơ, J-20 thuộc lớp máy bay tiêm kích chiếm ưu thế trên không tầm xa thế giới, tương đương với F-22 Raptor của Mỹ, do khả năng mang nhiên liệu lớn, cho phép có được bán kính chiến đấu trên 850km.
Với hiệu suất chiến đấu cao của máy bay, mang theo nhiều tên lửa không đối không tầm xa, khả năng cơ động ấn tượng, radar và các cảm biến hiện đại, sử dụng công nghệ tàng hình, cho phép máy nay Trung Quốc có được lợi thế lớn trước các máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân những kẻ thù tiềm năng trong khu vực lân cận.
Được thiết kế theo yêu cầu kỹ thuật F-22, tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc là máy bay được giao các nhiệm vụ bí mật xâm nhập không phận đối phương, không kích dọn đường cho các cuộc tấn công tiếp theo của các máy bay kém tàng hình như J-16 . Nhưng từ lâu Raptor đã có khả năng tiếp nhiên liệu trong không khí, máy bay J-20 chỉ chính xác có được khả năng này vào hôm nay, 23.11.2018.
Thông tin về tính năng kỹ thuật mới của J-20 trùng hợp với những tin tức cho rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tăng cường khả năng tấn công các cường quốc thù địch, chuyển hướng từ chiến lược tập trung bảo vệ vùng biển gần bờ sang những vùng nước xa hơn của chuỗi đảo thứ nhất. Học thuyết “phòng thủ ngoài khơi xa” sẽ phát triển tiếp theo bằng hạm đội các máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc, một hướng phát triển cần thiết nếu PLA có kế hoạch kiểm soát một cách chắc chắn vùng nước bên trong chuỗi đảo đầu tiên.
Lực lượng máy bay chiến đấu Trung Quốc bao gồm chủ yếu là các máy bay tiêm kích hai động cơ hạng nặng, có trần bay cao và tầm hoạt động xa, như Su-27 và phiên bản sao chép không bản quyền J-11B và Su-35. Máy bay tàng hình J-20 có khả năng tác chiến tương tự, được áp dụng công nghệ tiên tiến hơn và có khung thân máy bay dành cho thế hệ tương lai.
J-20 tàng hình giúp cho không quân PLA có khả năng tác chiến đường không tầm xa hiệu quả nếu được hỗ trợ bằng máy bay tiếp dầu trên không, tương tự như Su-27 trước đâu. J-20 được thiết kế để đột phá không phận đối phương, được bảo vệ bằng một hệ thống phòng không rất mạnh từ các căn cứ không quân liền kề, có nghĩa là thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, tấn công mở đường cho những cuộc không kích tiếp theo bằng máy bay thông thường.
Nhưng không quân Mỹ cũng đang thay đổi chiến lược của mình, hướng tới việc phát triển những máy bay đa nhiệm nhẹ hơn, có trần bay thấp hơn, tầm gần và thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất như F-16, F-35 và F-18. Các máy bay chiến đấu hạng nặng của Mỹ như F-15, F-14 và F-22 trong chiến đấu tầm xa, buộc phải có hệ thống các máy bay tiếp dầu dầu lớn để hoạt động trên khắp Thái Bình Dương do khả năng chứa nhiên liệu bên trong hạn chế. Việc tăng cường các máy bay đa nhiệm hạng nhẹ của Mỹ chủ yếu dựa vào chiến lược can thiệp vũ trang, tác chiến tầm cận gần do có số lượng tàu sân bay lớn và lực lượng các quốc gia đồng minh.
Như vậy, trong tương lai, không quân Trung Quốc đang dần thay thế vai trò của Mỹ trong việc khống chế các khu vực, trước mắt là các biển Đông, Hoa Đông và từng bước vươn xa ra Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, đẩy lùi vị thế Mỹ nhở khả năng tiếp dầu trên không, hạm đội chiến hạm mạnh và lực lượng tên lửa đạn đạo đa tầm.