Trung Quốc đặt mục tiêu kiềm chế Big Tech

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trung Quốc là quốc gia mới nhất tham gia vào cuộc chiến chống lại các “gã khổng lồ” công nghệ, cùng với Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ.
Các "gã khổng lồ" công nghệ đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng chặt chẽ hơn.
Các "gã khổng lồ" công nghệ đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng chặt chẽ hơn.

Mới đây, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch áp đặt các nghĩa vụ cạnh tranh đối với các công ty nghệ lớn bao gồm Amazon, Facebook và Alibaba - một công ty công nghệ của nước này.

Tuyên bố được đưa ra sau khi chính phủ Trung Quốc công bố bản dự thảo giám sát cạnh tranh mới trong lĩnh vực công nghệ.

Một trong những đề xuất tiêu biểu là việc ngăn chặn các công ty thu thập dữ liệu người dùng để phân biệt đối xử hoặc đặt giá chênh lệch với mục đích giành giật thị phần.

Đầu năm nay, Bắc Kinh cũng tăng cường giám sát các công ty hoạt động trong lĩnh vực thanh toán phi ngân hàng. Nước này cho biết các công ty thanh toán điện tử - có nhiều động thái chống lại cạnh tranh và thống trị thị trường - có thể sẽ phải đối mặt với các cuộc điều tra chống độc quyền.

Sự thống trị của các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Amazon và Apple đã khiến các chính trị gia không hài lòng. Nhiều người đã đề xuất các kế hoạch của riêng mình để giải quyết tình trạng này.

Tháng 12/2020, EU đã đề xuất một dự luật nhằm ngăn chặn chống lại cạnh tranh của các nền tảng kỹ thuật số, ví dụ như quảng cáo sản phẩm của chính mình đồng thời chèn ép sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất một “cuộc cải cách đầy tham vọng đối với không gian kỹ thuật số” bao gồm các luật mà trong đó, nếu những “gã khổng lồ” công nghệ không tuân thủ, họ có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt hàng triệu USD thậm chí là thoái vốn, theo Yahoo Finance.

Dự luật mới có tên gọi “Luật Dịch vụ và Thị trường Kỹ thuật số” được đưa ra nhằm “bảo vệ các quyền cơ bản của người tiêu dùng tốt hơn đồng thời tạo ra một môi trường kỹ thuật số công bằng và minh bạch với tất cả mọi người” - EC cho biết.

Ủy ban châu Âu cảnh báo rằng việc không tuân thủ đạo luật này “có thể khiến những công ty vi phạm chịu khoản tiền phạt lên đến 10% doanh thu trên toàn thế giới”.

Bên cạnh đó, Anh cũng đang có kế hoạch thành lập một cơ quan giám sát cạnh tranh nhằm ngăn chặn các công ty công nghệ lạm dụng vị trí thống trị thị trường của họ. Cơ quan mới có thể được trao quyền đình chỉ, ngăn chặn và đảo ngược các quyết định do các công ty công nghệ đưa ra và phạt tiền các công ty này nếu họ không tuân thủ quy tắc.

Ở một “chiến tuyến” khác, lập trường cứng rắn của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Huawei cũng đã khiến nhiều quốc gia, bao gồm cả Anh chống lại công ty Trung Quốc.

Tháng 7/2020, chính phủ Anh đã quyết định ngăn chặn Huawei tham gia vào mạng 5G của nước này. Các công ty viễn thông của Anh đã được yêu cầu để loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei khỏi mạng 5G vào năm 2027, đồng thời ngừng mua thiết bị 5G mới từ “gã khổng lồ” viễn thông Trung Quốc vào cuối năm 2020.

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, các công ty công nghệ Hoa Kỳ kỳ vọng một mối quan hệ dễ thở hơn với chính phủ. Tuy nhiên, ông Joe đã không ngại cho thấy ông cũng chẳng ưa gì Thung lũng Silicon.

Đầu tháng này, khi Điện Capitol Mỹ bị những người ủng hộ ông Trump tấn công, Tổng thống Biden đã cảnh báo rằng thái độ “dễ dãi” của công ty truyền thông xã hội Facebook đối với thông tin sai lệch có thể “ăn mòn” nền dân chủ. Ông cũng tuyên bố sẽ hủy bỏ đạo luật giúp các “gã khổng lồ” công nghệ không phải chịu trách nhiệm pháp lý trước những nội dung được đăng tải trên nền tảng.

Theo Yahoo Finance