Vì sao các công ty công nghệ lại ủng hộ một Tổng thống sẽ đánh thuế họ nặng hơn?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Theo dõi phát biểu của ông Biden về kế hoạch cứu trợ kinh tế mới trị giá 1.900 tỉ đô la Mỹ vào ngày 15-1, điều tôi chú ý là ông sẽ đề xuất tài trợ gói cứu trợ ngàn tỉ đô này như thế nào.
Cuối năm 2019, đã có một loạt bài báo chỉ trích việc các công ty công nghệ lớn “tránh” được cả trăm tỉ đô la Mỹ tiền thuế trong suốt nhiều năm qua.
Cuối năm 2019, đã có một loạt bài báo chỉ trích việc các công ty công nghệ lớn “tránh” được cả trăm tỉ đô la Mỹ tiền thuế trong suốt nhiều năm qua.

Tôi lo ngại ông sẽ đề xuất tăng thuế để lấy tiền cho gói cứu trợ này và điều đó sẽ không tốt cho thị trường cổ phiếu. Kết quả là ông đã đề cập đến việc sử dụng thuế để tài trợ. Ông nhấn mạnh “mọi người phải trả phần thuế hợp lý mà họ nên trả”.

Nhiều nhà phân tích thị trường tài chính đã nhanh chóng chỉ ra, thông điệp này hàm ý rằng thuế suất sẽ tăng lên so với mức 21% hiện tại. Quan trọng hơn, nỗ lực đánh thuế sẽ tập trung về phía các công ty công nghệ lớn như Amazon, Google, Apple, Microsoft, vì các công ty này đang thực trả phần thuế suất thấp hơn nhiều so với mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 21% ở Mỹ, trong khi họ vẫn ăn nên làm ra giữa dịch Covid-19.

Khi mà các công ty công nghệ có quá nhiều quyền lực, độc quyền nhóm, và trả quá ít thuế, thì chính phủ Dân chủ hay Cộng hòa cũng sẽ không “để yên” cho họ. Vậy nên họ chọn ủng hộ cho một tổng thống chia sẻ một số giá trị và quan điểm chính trị với mình đi đã. Phần còn lại thì... tính sau.

Cuối năm 2019, đã có một loạt bài báo chỉ trích việc các công ty công nghệ lớn “tránh” được cả trăm tỉ đô la Mỹ tiền thuế trong suốt nhiều năm qua.

Cổ phiếu các công ty công nghệ lớn đã sụt giảm trong thời gian gần đây. Một phần là do những lo ngại chính phủ ông Biden sẽ siết chặt các quy định quản lý với công ty công nghệ, bao gồm “làm căng” vấn đề độc quyền nhóm trong nhiều lĩnh vực.

Mặt khác, các nhà đầu tư lo các công ty này sẽ phải nộp nhiều thuế hơn trong tương lai khi mà ông Biden đã tỏ rõ hàm ý nhắm vào họ. Đầu tháng 1-2021, tạp chí Forbes đã đăng bài “Facebook, Amazon, Apple sẽ gặp rắc rối lớn dưới thời ông Biden và một quốc hội do đảng Dân chủ kiểm soát”.

Điều thú vị là nếu nhìn vào diễn biến trên chính trường Mỹ, các ông chủ công ty công nghệ lẫn giới chuyên viên các công ty này lại là người ủng hộ nhiệt thành của đảng Dân chủ. Vì sao họ lại ủng hộ một đảng muốn đánh thuế, kiểm soát, thậm chí chia tách công ty của mình?

Câu trả lời nằm ở quan điểm chính trị của các ông chủ công ty công nghệ

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học American Journal of Political Science, các nhà nghiên cứu của đại học Stanford là David Broockman và Neil Malhotra chỉ ra rằng đa số các ông chủ công ty công nghệ ủng hộ đảng Dân chủ. Họ có thiên hướng ủng hộ hôn nhân đồng giới, kiểm soát súng, chống lại án tử hình và cho rằng phá thai là vấn đề thuộc lựa chọn cá nhân. Điều đáng ngạc nhiên với cả các tác giả của nghiên cứu là các ông chủ công ty công nghệ lại ủng hộ mạnh mẽ việc đánh thuế và tái phân phối thu nhập.

Điều này phần nào giúp lý giải các ông chủ công ty công nghệ lớn và nhiều thành viên chủ chốt của công ty đã đóng góp nhiệt tình vào các quỹ chính trị của các ứng viên đảng Dân chủ, dù họ biết rằng nếu đảng Dân chủ lên cầm quyền, họ sẽ bị đánh thuế nhiều hơn.

Bản thân ông Biden cũng đã tập hợp xung quanh mình nhiều nhà quản lý đầy quyền lực trong giới công nghệ. Trong đội ngũ cố vấn của ông đã có những người cũ của Facebook như Jessica Hertz, hay Cynthia Hogan của Apple. Eric Schmidt, một trong những gương mặt nổi bật trong dàn lãnh đạo của Google, được dự kiến sẽ đóng một vai trò nhất định trong đội ngũ cố vấn chính sách công nghệ của ông Biden.

Thiên hướng chính trị của nhiều ông chủ công ty công nghệ đồng điệu hơn với các ứng viên đảng Dân chủ. Họ chấp nhận viễn cảnh bị đánh thuế nhiều hơn và vẫn chọn phe Dân chủ vì họ chia sẻ nhiều giá trị và quan điểm chính trị tương tự hơn.

So với một số quan điểm bảo thủ của phe Cộng hòa, họ rõ ràng có tư tưởng cấp tiến và tự do hơn. Đó cũng là đặc tính của “dân công nghệ”.

Qua một phân tích sâu hơn mà tôi có dịp được nghe từ một chuyên gia phân tích chính trị, tôi còn nhận ra rằng nếu ông Trump tái đắc cử thì chính quyền của Tổng thống Trump nhiều khả năng cũng sẽ siết chặt thu thuế và có thể còn đối xử mạnh tay hơn với các công ty công nghệ lớn của Mỹ.

Vấn đề thuế của công ty công nghệ sớm muộn cũng phải bị đem ra mổ xẻ, vì chính phủ nào cũng sẽ cần thu thêm thuế để bù đắp cho các gói hỗ trợ kinh tế. Mỹ không thể cứ vay nợ mãi được. Thu được đồng thuế nào hay đồng thuế đó, vì nó sẽ giảm mức nợ cần vay thêm.

Nói như vậy để thấy, các ông chủ công ty công nghệ lớn có thiên hướng chính trị gần với đảng Dân chủ hơn, và họ cũng thấy được rằng dù gì thì rồi họ cũng sẽ phải trả nhiều thuế hơn, dù phe Cộng hòa hay Dân chủ lên nắm quyền. Điều này cũng không có gì khó đoán khi mà nhiều nghị sĩ của cả hai đảng lẫn giới truyền thông thiên tả hay thiên hữu đều coi việc các công ty công nghệ trả quá ít thuế là điều khó chấp nhận.

Vậy còn chuyện chống độc quyền và chia tách công ty thì sao?

Thuế chỉ là một phần của câu chuyện. Như bài báo trên tạp chí Forbes chỉ ra, ngoài vấn đề thuế, các ứng viên đảng Dân chủ đều muốn kiểm soát quyền lực ngày càng lớn của các công ty công nghệ và gia tăng các quy định ràng buộc và kiểm soát công ty công nghệ, thậm chí muốn giảm quyền lực độc quyền của các công ty này bằng kế hoạch chia tách công ty.

Đây là một sự khác biệt lớn trong giá trị của các ông chủ các công ty công nghệ với những người ủng hộ Đảng Dân chủ khác. Các ông chủ công ty công nghệ cực lực phản đối việc gia tăng quy định kiểm soát các công ty, bao gồm quy định về quyền lợi người lao động, chống độc quyền, trách nhiệm của công ty kiểm soát mạng xã hội, và đặc biệt là về vai trò của công đoàn - một xung đột quan trọng với quan điểm của nhiều thành viên đảng Dân chủ.

Như vậy, vì sao các ông chủ công ty công nghệ vẫn chấp nhận đứng cùng phe với người Dân chủ. Một phần, tất nhiên là vì họ “ghét” các giá trị bảo thủ - một số đến mức cực đoan - mà ông Trump cổ súy. Họ cũng không ưa cách mà ông Trump hạn chế nhập cư thái quá, khiến nhân lực chất lượng cao của ngành công nghệ cũng gặp khó khăn để lấy visa làm việc ở Mỹ. Một phần khác, họ đã chuẩn bị sẵn các con bài để hóa giải vấn đề kiểm soát quá chặt công ty công nghệ.

Nó xuất phát từ việc ông Biden là một thành phần thực dụng và có xu hướng trung dung chứ không cực tả. Ngoài ra, ông tập hợp xung quanh mình nhiều cố vấn của cựu tổng thống Dân chủ Obama. Bản thân chính quyền Obama đã tỏ ra nhân nhượng, thậm chí nhẹ tay với giới công nghệ và để quyền lực của các công ty này ngày càng mở rộng. Vì vậy, các công ty công nghệ có thể kỳ vọng, xu thế đó sẽ tiếp tục dưới thời ông Biden.

Việc ông Biden không chọn bà Elizabeth Warren, một người có thiên hướng chia tách các công ty công nghệ và xử lý mạnh tay các ngân hàng Wall Street, vào các vị trí như Bộ trưởng Tài chính hay lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch (SEC) cho thấy ông vẫn có thiên hướng thực dụng và trung dung. Ông không muốn làm “kẻ thù” của các công ty công nghệ - trong khi ông Trump thì đã làm như vậy với một vài công ty.

Tờ Financial Times chỉ ra rằng bản thân ông Biden cũng đã tập hợp xung quanh mình nhiều nhà quản lý đầy quyền lực trong giới công nghệ. Trong đội ngũ cố vấn của ông đã có những người cũ của Facebook như Jessica Hertz, hay Cynthia Hogan của Apple. Eric Schmidt, một trong những gương mặt nổi bật trong dàn lãnh đạo của Google, được dự kiến sẽ đóng một vai trò nhất định trong đội ngũ cố vấn chính sách công nghệ của ông Biden.

Phó tổng thống Kamala Harris cũng được cho là có mối quan hệ tốt với các lãnh đạo của các công ty công nghệ, chẳng hạn Sheryl Sandberg của Facebook hay Marc Benioff của Salesforce. Tờ Financial Times trích dẫn, một lãnh đạo của công ty công nghệ đã phát biểu rằng ông Biden “có rất nhiều bạn bè trong ngành công nghệ - đó là một cộng đồng mà ông ta rất thích”.

Những điều đó cho thấy giới công nghệ thật ra đã chuẩn bị từ trước để đối đầu với một cuộc chiến dai dẳng với những người muốn đánh thuế, kiểm soát và chia tách công ty họ trong đảng Dân chủ. Và để chuẩn bị cho cuộc chiến này, họ đã “tranh thủ cảm tình” của không ít nhân vật quan trọng của đảng Dân chủ, bao gồm Tổng thống và Phó tổng thống tương lai.

Nói cách khác, khi mà các công ty công nghệ có quá nhiều quyền lực, độc quyền nhóm, và trả quá ít thuế, thì chính phủ Dân chủ hay Cộng hòa cũng sẽ không “để yên” cho họ. Vậy nên họ chọn ủng hộ cho một tổng thống chia sẻ một số giá trị và quan điểm chính trị với mình đi đã. Phần còn lại thì... tính sau. Dù gì họ cũng đã bật các phương án đối phó từ lâu rồi, thể hiện qua việc xây dựng những mối quan hệ chặt chẽ với những nhân vật quan trọng của đảng Dân chủ.

(*) Giảng viên Đại Học Bristol, Anh

Theo TBKTSG