Ngày nay, thanh toán bằng tiền mặt ở Trung Quốc được đem là điều kỳ quặc vì cả xã hội đều đang hướng đến thanh toán di động.
Trong 15 năm qua, thanh toán di động tại Trung Quốc đã phát triển thành một thị trường trị giá 16 nghìn tỷ USD do hai gã khổng lồ công nghệ lớn nhất Trung Quốc - Tencent và Alibaba thống trị. Ba năm trước, mọi người vẫn còn sử dụng tiền mặt, nhưng lúc ấy làn sóng thanh toán điện tử đã tràn vào Trung Quốc với tốc độ chóng mặt. Theo công ty tư vấn iResearch, vào năm 2016, thị trường thanh toán di động ở Trung Quốc được định giá khoảng 5.5 triệu tỷ đô la, gấp gần 50 lần thị trường ở Mỹ với 112 tỷ đô la.
Alipay của Alibaba và Wechat của Tencent là hai ứng dụng phổ biến nhất được sử dụng tại quốc gia này, và nó đang trở thành một kênh thanh toán khác thay thế cho tiền mặt. Tất cả mọi người ở Trung Quốc đều sử dụng 2 ứng dụng này, từ các nhà hàng sang trọng và cửa hàng cao cấp đến các cửa hàng đường phố, tài xế taxi và thậm chí cả thợ làm bánh.
Và bạn có thể tưởng tượng được không khi độ sâu của thanh toán điện tử thậm chí còn phổ biến đối với cả nghệ sĩ biểu diễn đường phố. Đây không phải là một cảnh tượng xa lạ gì ở những thành phố phát triển phương Tây như New York, Luân Đôn, khi một nghệ sĩ đường phố “mãi võ” và một chiếc hộp rải rác với các tờ đô la. Nhưng các nghệ sĩ của Trung Quốc dường như chỉ cần biểu diễn còn mọi việc cứ để dịch vụ thanh toán Alipay hoặc Tencent lo.
Bức ảnh trên được chụp ở Tây An, Trung Quốc với dân số 13 triệu người. Trước cổng thành cổ là một nhóm người đang vây xung quanh một nghệ sĩ biểu diễn.
Điều đáng nói ở đây là thay vì cho tip bằng tiền mặt thông thường, hầu hết mọi người đều giơ điện thoại lên và “quét mã”. Những nghệ sĩ này chỉ cần đặt hai tấm bảng thẻ có in mã QR - một cho Alipay và một cho WeChat Pay. Hàng chục người tham gia đã nhấc điện thoại lên, quét mã QR và gửi một vài nhân dân tệ cho những người biểu diễn.
Một cách làm cực kỳ thông minh. Người biểu diễn chẳng cần ngửa tay xin tiền từ người nghe mà người nghe cũng chẳng cần xô đẩy đám đông để ném tiền vào thùng tiền cho người biểu diễn. Tất cả chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Tại các thành phố lớn của Trung Quốc, thanh toán di động là cách ưa thích để trả tiền cho mọi thứ. WeChat Pay của Tencent có 900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng - một con số khổng lồ , và Alipay, công ty liên kết của Alibaba Ant Financial, có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
Trong khi đó, Apple Pay chỉ có 127 triệu người dùng trên toàn cầu khi mà được cài đặt sẵn trên mọi iPhone.
Mã QR điện thoại có thể quét được nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể trở thành người bán. Không cần đến phần cứng như đầu đọc thẻ hoặc chip. Tất cả những gì bạn cần là một tài khoản và mã QR cá nhân.
92% người dân ở các thành phố hàng đầu của Trung Quốc nói rằng họ sử dụng WeChat Pay hoặc AliPay làm phương thức thanh toán chính. Và số tiền chi tiêu mỗi tháng thông qua các dịch vụ vẫn tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, chi tiêu bằng tiền mặt của Trung Quốc giảm khoảng 10% trong hai năm qua.
Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc nói với họ rằng họ hiếm khi mang theo một chiếc ví hoặc tiền mặt. Đối với họ, điện thoại thông minh là cách dễ nhất để trả tiền cho tất mọi thứ, vậy tại sao lại phải bận tâm mang theo những giấy tờ không cần thiết khác?
Tại sao thanh toán điện tử lại phổ biến ở Trung Quốc?
Thẻ tín dụng không bao giờ phổ biến ở Trung Quốc do phần lớn các lựa chọn không hấp dẫn, thái độ văn hóa về nợ nần, và gần đây, thiếu thu nhập sau thuế. Còn các ngân hàng Trung Quốc lại khá khó để tiếp cận.
Khi AliPay ra mắt vào năm 2004 với vai trò như một dịch vụ ký quỹ giữa người mua và người bán trên Taobao, nền tảng thương mại điện tử tiêu dùng phổ biến của Alibaba đã cung cấp một lớp bảo mật và tin cậy rất cần thiết. Trong những năm gần đây, dịch vụ này đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Và so với việc đăng ký thẻ tín dụng hoặc sử dụng các ngân hàng nhà nước, AliPay vô thân thiện với người dùng hơn nhiều.
Trong khi đó, WeChat Pay là một chức năng trong WeChat - ứng dụng nhắn tin của Tencent được sử dụng bởi hơn 1 tỷ người . Đây hiện được xem là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Trung Quốc.
Chức năng thanh toán đã được đưa ra vào dịp Tết nguyên đán năm 2014, thời điểm mọi người có truyền thống trao tiền lì xì trong những phong bì đỏ. Tencent đưa ra chiến dịch thúc đẩy người dùng WeChat tặng quà phong bì màu đỏ kỹ thuật số cho các nhóm bạn. Người dùng mở các gói phong bì đầu tiên và đã đăng ký WeChat Pay sẽ nhận được một số tiền lớn.
Theo The Wall Street Journal, WeChat Pay có 16 triệu phong bì màu đỏ được gửi trong 24 giờ đầu tiên ra mắt . Rất nhanh sau đó, ứng dụng trở thành cách chính để bạn bè gửi tiền cho nhau hoặc trả hóa đơn, tương tự như ứng dụng Venmo ở Mỹ.
Alibaba và Tencent đang nắm giữ một kho tàng dữ liệu người tiêu dùng
Người sáng lập Facebook - Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg và người sáng lập - Chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba Jack Ma gặp nhau tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 19/3/2016.
|
Những lợi ích mang lại cho Alibaba và Tencent đã vượt xa chi phí giao dịch. Càng có nhiều người Trung Quốc sử dụng thanh toán di động đồng nghĩa với việc các công ty đang “ngồi” trên một kho tàng dữ liệu người tiêu dùng.
WeChat và Taobao - hai ứng dụng chính của Alibaba, đều phục vụ một loạt các chức năng từ nhắn tin, mạng xã hội, và thương mại điện tử đến gọi xe, chia sẻ xe đạp và đặt phòng du lịch. Dữ liệu người tiêu dùng từ các khoản thanh toán được sử dụng để xây dựng hồ sơ chi tiết của từng người dùng, sau đó có thể tạo ra lợi nhuận từ mục đích tiếp thị trực tiếp ngay trong ứng dụng của họ mà ngay cả Facebook và Google cũng rất khao khát.
Ví dụ, công thức cho bé mà bạn mua từ cửa hàng tiện lợi sẽ nhắc nhở Taobao bắt đầu gửi cho bạn quảng cáo và chương trình khuyến mãi cho các sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh khác để khuyến khích bạn mua trực tiếp trong ứng dụng Taobao.
Hơn nữa, cả Tencent và Alibaba đều có Tín dụng Tencent và Tín dụng Zhima là doanh nghiệp đánh giá tín dụng. Cả hai công ty đang bắt đầu giới thiệu các sản phẩm tài chính khác, chẳng hạn như các khoản vay và các quỹ thị trường tiền tệ.
Về thị phần, Alipay chiếm 54% so với 40% của WeChat Pay. Cuộc chiến dành cho vị trí thống trị ngành công nghiệp thanh toán di động chỉ mới bắt đầu nóng lên.