Trong giai đoan gần đây, theo chỉ lệnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, số lượng và chất lượng những thông tin rò rỉ trên các trang web kỹ thuật quân sự chính thức giảm mạnh khi các cơ quan chức năng quốc gia này thực hiện những biện pháp kiểm soát trực tuyến chặt chẽ hơn.
Tuần trước, một trang web về quân đội, trang Chaoji Da Benying có trụ sở tại Bắc Kinh công bố một số bức ảnh về chiếc tiêm kích tàng hình nổi tiếng Trung Quốc J-20, cho thấy máy bay này được trang bị hai công nghệ siêu cấp của tiêm kích phản lực đa nhiệm tàng hình đắt nhất hành tinh Mỹ F-35.
Một người dùng Trung Quốc ẩn danh, sử dụng nickname “Pingtian”, đăng tải 4 bức ảnh của một chiếc J-20 trong lớp sơn lót, hoàn toàn mới được chế tạo. Tác giả các bức ảnh cho rằng, trên chiếc J-20 được lắp đặt hai thiết bị công nghệ rất mới, trang bị cho máy bay tàng hình theo siêu phẩm công nghệ thế hệ 5 F-35 của Mỹ.
Hệ thống đầu tiên được thấy trong các bức ảnh của J-20 là hệ thống là hệ thống quang điện tử khẩu độ phân tán công nghệ cao, hay còn gọi là DAS.
Hệ thống AN/AAQ-37 DAS của Northrup Grumman dành cho F-35 được công ty quảng cáo là hệ thống nhận thức tình huống vòm cầu 360o duy nhất trên thế giới, hệ thống quang điện tử đảm bảo bảo vệ toàn bộ hình cầu không gian xung quanh máy bay, phát hiện, cảnh báo phi công điều khiển sự hiện diện của máy bay hoặc các mối đe dọa tên lửa kẻ thù cũng như khoảng cách, tọa độ của mục tiêu.
Nhưng hiện nay, máy bay tiêm kích tàng hình Trung Quốc cũng có một hệ thống tương tự. Bài viết đăng tải trên trang Chaoji Da Benying nhận xét: "Cửa ống kính máy ảnh có khẩu độ quang tương đối lớn được lắp ở mũi máy bay và lớp mạ kèm với lớp mạ/sơn phủ màu đỏ tím. Cấu trúc này rất giống với hệ thống AN/AAQ-37 DAS của F-35".
Một thiết bị công nghệ thứ 2 được trang bị cho J-20 được trang web cho biết là Hệ thống kích hoạt giải phóng bằng nước (Universal Water-Activated Release System), còn được gọi tắt là UWARS. Hệ thống này là một thiết bị kích nổ bằng điện sử dụng pin, được khởi động bằng nước biển. Hệ thống được trang bị cho các phi công của hải quân và không quân Mỹ, do các công ty Mỹ sản xuất.
Hệ thống UWARS sẽ phát nổ, tự động ngắt kết nối chiếc dù với phi công khi ghế phóng bị ngâm vào trong nước. Hệ thống cứu hộ này được thiết kế để bảo vệ các phi công nhảy dù khỏi máy bay không bị chết đuối do bị quấn dù trong khi hạ cánh xuống biển. Đây là một trang bị cứu hộ thực sự cần thiết đối với các máy bay chiến đấu hoạt động trên biển. Trong tình huống tai nạn, phi công rất dễ bị quấn vào dù khi rơi xuống biển và tử vong do ngạt nước.
Khi giới thiệu UWARS, được trang bị trên J-20, tác giả đăng tải thông tin người Trung Quốc tuyên bố: “Đây là niềm mong ước của chúng tôi. Cuối cùng, đã có thể thấy một chiếc máy bay được trang bị Hệ thống kích hoạt giải phóng bằng nước (UWARS). Các chi tiết được nâng cấp cho thấy J-20 cuối cùng sẽ thực hiện sứ mệnh thống trị bầu trời trên biển khơi".
Theo các quan chứ Mỹ, các hackers Trung Quốc đã đột nhập và lấy trộm một số lượng lớn công nghệ quân sự, kinh tế của Mỹ trong 20 đến 30 năm qua. Không rõ hai trang thiết bị công nghệ cao, được lắp đặt trên J-20 có phải đã bị đánh cắp từ công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Mặc dù là công nghệ tiên tiến duy nhất, nhưng theo bài viết đăng tải trên Breaking Defense tháng 06.2018 , DAS của F-35 là một trong những yếu tố then chốt khiến chiếc tiêm kích thế hệ 5 có tỷ lệ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ thấp. DAS cũng là một hợp phần kỹ thuật có giá thành rất cao.
Trong nỗ lực giảm chi phí cho DAS trong chương trình dự án F-35, nhà thầu chính của F-35 Lockheed Martin hủy hợp đồng với Northrop Grumman - thầu phụ phát triển hợp phần DAS và tìm kiếm các nhà thầu phụ khác trong dự án, có thể phát triển DAS tốt hơn và rẻ hơn Northrop.
Raytheon trở thành nhà thầu phụ mới phát triển hệ thống DAS, khiến các hoạt động kinh doanh của tập đoàn Northrop trong dự án F-35 trở thành vô nghĩa.
“Điều đó thực sự khó chịu, một cuộc tấn công”, ông Richard Richard Aboulafia thuộc nhóm Teal Group phát biểu với Breaking Defense tháng 06.2018. Ông cho rằng: "từ quan điểm doanh thu, F-35 gần như là trò chơi độc quyền".
Tỷ lệ độ tin cậy của hệ thống DAS rất cao khi tập đoàn Northrop là nhà thầu phụ sản xuất chính, nhưng Lockheed tuyên bố rằng, khi Raytheon tiếp nhận sản xuất DAS từ Northrop, hệ thống sẽ có độ đáng tin cậy gấp năm lần.
Dành được quyền sản xuất DAS có giá trị hàng tỷ đô la trong suốt vòng đời của chương trình khai thác sử dụng F-35. Lockheed Martin trong tình huống này đã giảm được một phần rất lớn chi phí chế tạo và bảo trì bảo dưỡng máy bay, chuyên gia phân tích quốc phòng Loren Thompson trong các bình luận trên Breaking Defense năm 2018 cho biết.
Rõ ràng, đây là một công nghệ tiên tiến không hề rẻ tiền. Trung Quốc thường không công bố chi phí phát triển các trang thiết bị quân sự, nhưng gánh nặng của ngành công nghiệp quốc phòng, đặc biệt với các hệ thống tiến tiến mà Bắc Kinh áp dụng từ F-35 chắc chắn không hề rẻ. Vậy khó có thể hy vọng J-20 sẽ được sản xuất với số lượng lớn và có thể sẽ phải nhanh chóng chuyển sang tiêm kích thế hệ 6. Điều này cho thấy, cuộc chạy đua vũ trang Trung - Mỹ đang tăng tốc.
Những bức ảnh mới của chiếc tiêm kích Chengdu J-20.