|
(ảnh minh họa: Business Insider) |
Theo cuộc khảo sát của Hiệp hội Phần mềm Giải trí (ESA) năm 2017: 65% số hộ gia đình có ít nhất một thành viên chơi trò chơi ba giờ một tuần hoặc hơn, và game thủ trung bình là 35 tuổi. Trong số dân chơi game, có nhiều phụ nữ trưởng thành hơn (31%) so với trẻ dưới 18 tuổi (18%). Trong số những người chơi trò chơi điện tử, 59% là nam giới và 41% là nữ.
Một nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ đã phát hiện ra rằng những người chơi các trò chơi bạo lực có xu hướng thích gây hấn. Các nghiên cứu khác đã không tìm thấy mối liên hệ giữa bạo lực trong trò chơi với những ý nghĩ bạo lực hoặc hung dữ của con người. Một số nhà nghiên cứu, như thành viên của APA, Chris Ferguson, thậm chí đã tranh luận về những phát hiện kết nối các trò chơi với sự hiếu chiến, cho biết nhiều nghiên cứu đưa ra những kết luận như vậy có vấn đề về phương pháp luận.
Một nghiên cứu khác năm 2015 cho thấy trong những tháng sau khi các trò chơi điện tử phổ biến được phát hành, tỷ lệ tấn công và giết người có xu hướng giảm. Một số nhà khoa học nghĩ rằng mọi người có thể cảm thấy một số phương pháp giảm đau gây hưng phấn khi chơi các trò chơi bạo lực; những người khác nói rằng những người hung hăng có thể xem các bộ phim về bạo lực và sau đó chơi trò chơi thay vì có hành vi dẫn đến hoạt động tội phạm.
1. Trong khoảng thời gian mà các trò chơi điện tử trở nên phổ biến, bạo lực học đường hay các vụ đánh nhau giữa các thanh niên lại có xu hướng giảm
Ngày nay, thật dễ dàng tìm thấy các game có nội dung liên quan đến chém giết, máu me và bạo lực - vốn không tồn tại vài thập kỷ trước. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng bạo lực ở thanh thiếu niên đã liên tục giảm xuống khi những trò chơi này trở nên phổ biến.
Một nghiên cứu của Đại học Boston phát hiện ra rằng tỷ lệ bạo lực thanh thiếu niên đã giảm 29% trong giai đoạn 2002 đến 2014. Theo Viện Urban, tỷ lệ bạo lực ở trẻ em cũng giảm từ 1980 đến 1994. Nhưng tỷ lệ này bắt đầu giảm mạnh vào những năm 90, giảm 34% trong giai đoạn 1994-2000. Đây chỉ là mối tương quan - điều đó không có nghĩa là các game này làm giảm tỷ lệ bạo lực trong thực tế.
2. Một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng việc chơi game quá mức có thể là một hình thức gây nghiện.
Tổ chức Y tế Thế giới đang cân nhắc thêm "rối loạn trò chơi" vào danh sách các điều kiện sức khỏe tâm thần trong bản cập nhật tiếp theo về Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD) theo bản dự thảo của tài liệu.
Cụ thể, bản dự thảo cho biết rằng chơi game quá có thể gây rối loạn khi có ba đặc điểm: một người mất kiểm soát về thói quen khi chơi game, nếu họ bắt đầu ưu tiên chơi game hơn nhiều sở thích hoặc hoạt động khác và nếu họ tiếp tục chơi mặc dù biết rõ có hậu quả tiêu cực.
Các nhà khoa học đã đặt game lên mức tương tự như các hành vi khác có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu người chơi mất quyền kiểm soát, mặc dù khái niệm nghiện hành vi là vấn đề gây tranh cãi.
Một số nhà nghiên cứu không chắc chắn về việc chơi trò chơi " gây nghiện". Họ cho rằng chơi game có là một giải pháp khá hiệu quả giúp chống lại sự lo lắng và căn bệnh trầm cảm.
3. Một số trò chơi, đặc biệt là liên quan đến game bắn súng, có liên quan đến khả năng xử lý hình ảnh
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng người chơi trò chơi điện tử có thể hơn những người không phải là game thủ về các nhiệm vụ trực quan và một số nghiên cứu đã cho thấy rằng các trò chơi điện tử có thể "đào tạo" con người về các kỹ năng xử lý hình ảnh bằng cách chuyển đổi sang các hoạt động khác khi chơi.
Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chơi game hành động (như "Call of Duty" hay "Destiny") có thể có khả năng phân tích trực quan và tìm kiếm vật thể trong khi bối cảnh làm họ phân tâm. Một nghiên cứu tương tự cho thấy những trải nghiệm của người chơi giúp họ cải thiện rõ rệt khả năng xử lý hình ảnh tương tự như tham gia một khóa học vậy.
4. Trong một số nghiên cứu cho thấy các game thủ đều tăng khả năng tập trung cao độ trong môi trường nhiều tiếng ồn
Một nghiên cứu về các trò chơi điện tử đã phát hiện ra rằng những người chơi game bắn súng đã có thể tập trung tốt hơn trong khi thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự chú ý.
Các nhà nghiên cứu ít bị phân tâm bởi các thông tin thị giác khác hơn là những người không phải là game thủ trong một số nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu phân tích. Khả năng tương tự không nhất thiết phải tìm thấy ở những game thủ chơi các loại game khác.
5. Chơi game có thể giúp mọi người thư giãn và có những cảm xúc tích cực
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các trò chơi ghép hình có thể làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý Mỹ, trò chơi có thể gợi lên nhiều cảm xúc, tích cực và tiêu cực - bao gồm sự hài lòng, thư giãn, thất vọng và tức giận. Trải qua những cảm xúc này trong một bối cảnh chơi game có thể giúp mọi người điều khiển cảm xúc, học cách đương đầu với tình huống và thách thức bản thân.
Các nghiên cứu khác cho thấy rằng trẻ chơi game vừa phải (ít hơn một giờ mỗi ngày) có ít vấn đề về cảm xúc hơn và có nhiều khả năng giúp đỡ người khác hơn những đứa trẻ không chơi game.
6. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các công nghệ video game như thực tế ảo (VR) để giúp mọi người khắc phục bệnh rối loạn stress sau sang chấn (PTSD), vượt qua nỗi ám ảnh và cai nghiện ma túy.
Môi trường thực tế ảo cung cấp các tình huống an toàn nhưng thực tế, trong đó mọi người có thể đối mặt với những nỗi sợ hãi và tình huống khó khăn với sự hỗ trợ của nhà trị liệu. Công nghệ mới đang làm cho những biện pháp can thiệp này dễ tiếp cận hơn so với trước đây.
Các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng VR như là một phương pháp thay thế cho thuốc giảm đau, vì khi bước vào một "thực tế mới" cho phép não của một người nào đó quên đi nỗi đau họ đang phải chịu đựng trong quá trình phẫu thuật.
Như vậy, trò chơi điện tử không chỉ gây ra những tác hại xấu như chúng ta thường nghĩ mà nó còn có những lợi ích nhất định, tùy thuộc vào cách chơi và thời gian chơi của mỗi người. Nhưng nhìn chung, hãy chỉ coi các trò chơi điện tử như chỉ là một hình thức giải trí!