Triều Tiên đang muốn buộc thế giới thừa nhận thất bại, thay đổi chính sách

VietTimes -- Triều Tiên đã đạt tiến bộ đáng kể về phát triển vũ khí hạt nhân, có thể tiếp tục thử nghiệm trong ngắn hạn, muốn buộc cộng đồng quốc tế phải thay đổi chính sách đối với Triều Tiên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul. Ảnh: BBC
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-ul. Ảnh: BBC

Tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 10/9 cho rằng Triều Tiên đã đạt được tiến bộ về vũ khí hạt nhân - Đây là phán đoán đầu tiên của dư luận quốc tế đối với vụ thử hạt nhân lần này của Triều Tiên.

Hãng tin Newsis Hàn Quốc ngày 9/9 cho rằng vụ thử hạt nhân lần trước của Triều Tiên được tiến hành vào đầu tháng 1/2016, cách vụ thử hạt nhân lần này chỉ có 8 tháng.

Sức công phá của các vụ thử hạt nhân do Triều Tiên tiến hành dần dần tăng lên, rung chấn của vụ thử đầu tiên là 3,9 độ Richter, vụ thứ hai là 4,5 độ Richter, vụ thứ ba là 4,9 độ Richter, vụ thứ tư là 4,8 độ Richter, còn vụ mới nhất là 5,0 độ Richter.

Triều Tiên trước đây cứ 2 - 3 năm thử hạt nhân một lần, nhưng hiện nay 1 năm thử hai lần. Điều này cho thấy khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã đạt trình độ đáng kể.

Ngày 9/9/2016, Đài truyền hình Triều Tiên xác nhận nước này đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm. Ảnh: Chinanews
Ngày 9/9/2016, Đài truyền hình Triều Tiên xác nhận nước này đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm. Ảnh: Chinanews

Tờ Maeil Business Newspaper Hàn Quốc ngày 9/9 cho rằng mục tiêu muốn đạt được nhất hiện nay của Triều Tiên là phát triển đầu đạn hạt nhân thu nhỏ có thể lắp ở tên lửa Scud. Vụ thử hạt nhân lần thứ năm của Triều Tiên báo hiệu tiến trình phát triển này nhanh hơn dự tính.

Cơ quan Tình báo Quốc gia (NIS) Hàn Quốc đồng thời cho biết Triều Tiên hiện ở trong trạng thái có thể tiến hành thử nghiệm hạt nhân bất cứ lúc nào. Nhìn vào thời gian thử nghiệm hạt nhân lần thứ năm, các cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ sáu và thứ bảy được tiến hành trong ngắn hạn là có khả năng.

Hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 9/9 cho rằng: "Cùng với việc Triều Tiên thông qua vụ thử hạt nhân lần thứ năm thể hiện tốc độ phát triển vũ khí hạt nhân vượt dự kiến của dư luận các nước, trong tương lai không loại trừ Mỹ buộc phải thay đổi, tiến hành đàm phán với Triều Tiên".

Mức độ rung chấn của từng vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: BBC
Mức độ rung chấn của từng vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: BBC

Yonhap cho rằng Triều Tiên đã đạt được cấp độ lắp đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ cho tên lửa tầm trung, không chỉ Quân đội Mỹ đóng ở  Hàn Quốc, thậm chí Quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản cũng nằm trong phạm vi tấn công hạt nhân của Triều Tiên.

Nhưng, Triều Tiên muốn phát triển được tên lửa hạt nhân xuyên lục địa có thể tấn công lãnh thổ Mỹ thì cần có thời gian 10 năm trở lên.|

Tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản cho rằng, mặc dù trình độ công nghệ cụ thể về thu nhỏ đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên vẫn còn chưa rõ ràng, nhưng điều cơ bản có thể xác định là, mối đe dọa hiện thực của tên lửa hạt nhân Triều Tiên đang tăng lên.

Sách lược cơ bản của họ là không ngừng tăng cường khả năng hạt nhân và tên lửa, buộc Mỹ thay đổi thái độ thù địch đối với Triều Tiên, nhận được cam kết an ninh.

Ngày 9/9/2016, Tổng thống Hàn Quốc bàn cách đối phó với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Ngày 9/9/2016, Tổng thống Hàn Quốc bàn cách đối phó với vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Tờ Washington Post dẫn lời chuyên gia cho rằng vụ thử hạt nhân lần này có mục đích “kép” cả với trong và ngoài nước. “Ở trong nước, ông Kim Jong-ul muốn xây dựng bản thân thành một nhà lãnh đạo mạnh mẽ dũng cảm chống Mỹ.

Trên quốc tế, vụ thử hạt nhân lần này nhằm khẳng định những biện pháp trừng phạt và sức ép quốc tế đối với Triều Tiên không có tác dụng. Họ muốn buộc thế giới thừa nhận thất bại, thay đổi chính sách đối với Triều Tiên”.

Trên thực tế, vụ thử hạt nhân lần này đã khiến cho cộng đồng quốc tế lo ngại, lúng túng và thất vọng. Giáo sư David Kang cho rằng: “Mọi người vốn hy vọng các biện pháp trừng phạt được thực hiện từ 8 – 9 tháng trước cuối cùng có thể đánh gục Triều Tiên, nhưng rõ ràng không thể làm được gì hơn.

Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ. Ảnh: Eastday.
Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) Mỹ. Ảnh: Eastday.