Trí tuệ nhân tạo có đạo đức không?

Nhà khoa học nữ với công việc có một không hai này đang mở ra một cánh cửa ít ai ngờ tới trong công nghệ: dạy đạo đức cho người máy.
Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp con người đưa ra quyết định chính xác hơn trong tương lai.
Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp con người đưa ra quyết định chính xác hơn trong tương lai.

Rumman Chowdhury là một nhà khoa học và một phụ nữ mơ mộng. Cô tin rằng không có lý do gì để trí tuệ nhân tạo là công cụ riêng cho giới tinh hoa ở Thung lũng Silicon – cô cho rằng sứ mệnh của mình là "dân chủ hóa" AI.

Trí tuệ nhân tạo có đạo đức không? ảnh 1

Rumman Chowdhury trên đường phố New York

Với 2 tấm bằng cử nhân của Viện Công nghệ Massachusetts MIT, 1 bằng thạc sỹ chuyên ngành thống kê của Đại học Columbia và 1 bằng tiến sỹ khoa học chính trị của Đại học California, San Diego, cô làm việc như một công dân toàn cầu và một nhà lãnh đạo có trách nhiệm tại công ty về trí tuệ nhân tạo mang tên Accenture (cô đã gia nhập công ty vào tháng 1 sau khi làm việc trong khoa học dữ liệu tại Metis và Quotient). Bằng cấp hoành tráng, tầm nhìn xa rộng, cô chia sẻ: "Tôi quan tâm tới 2 việc. Đầu tiên là tương lai của lực lượng lao động thời trí tuệ nhân tạo sẽ như thế nào. Chúng tôi cần một hệ thống đãi ngộ nhân viên tốt hơn, đào tạo họ và lấp đầy khoảng trống trong tài năng mà chúng tôi đang thiếu. Thứ hai, tôi gọi điều này là vận hành có trách nhiệm: làm thế nào để chúng ta ngăn ngừa được sự thiên vị thuật toán [việc con người thiên vị được thể hiện trong các chương trình máy tính của họ] và đảm bảo rằng mọi người hiểu được dữ liệu mà họ đang làm việc. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu điều này".

Một mục tiêu cá nhân khác của Chowdhury – làm thể nào để ai cũng có thể tiếp cận và hiểu được trí tuệ nhân tạo – thật khác biệt và nhân văn, nhưng nếu những sản phẩm phức tạp của công nghệ chưa được hiểu đầy đủ, nó có nguy hiểm không? Viễn cảnh ngày tận thế khi trí tuệ nhân tạo như con quái vật hung dữ nuốt chửng tất cả các công việc của chúng ta được bàn tán xôn xao trên các phương tiện truyền thông có thể còn ở tương lai xa, nhưng những thành kiến của con người chắc chắn có thể xâm nhập vào AI trong tương lai - một vấn đề có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu không được tính đến sớm, trước khi bất kỳ công cụ dân chủ hoá nào được áp dụng.

Chowdhury nhận thức được những thách thức như vậy và do đó được đầu tư rất nhiều vào đạo đức của AI và xây dựng một khuôn mẫu bằng cách loại bỏ sự thiên vị ra khỏi phương trình, và từ đó đảm bảo sự công bằng tuyệt đối trong công việc sẽ cần tới sự giúp sức của trí tuệ nhân tạo trong tương lai: từ đưa ra phán quyết đến quyết định tuyển dụng.

"Tôi thực sự tin tưởng rằng khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, tất cả những công nghệ này, đặc biệt là với giáo dục, sẽ thu hẹp mọi khoảng cách và là một sự cân bằng tuyệt vời,” cô chia sẻ.

Theo ICTNews (nguồn OZY)

http://ictnews.vn/cntt/cuoc-song-thong-minh/tri-tue-nhan-tao-co-dao-duc-khong-159342.ict