Top những tựa game đáng chơi nhất trên PS5 (phần 3)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  PS5 là thiết bị chơi game nổi tiếng, đi kèm với nó là kho ứng dụng game "đồ sộ". Vậy hãy cùng tìm hiểu những tựa game hay nhất trên PS5 nhé.
Ảnh: Tech Radar
Ảnh: Tech Radar

Ở phần trước bạn đã được giới thiệu qua 5 tựa game đáng chơi nhất trên PS5 ở thời điểm hiện tại. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm 3 tựa game nữa nhé.

6. Demon’s Souls

Giá: 70 USD

Ảnh: IGN

Ảnh: IGN

Demon’s Souls đưa người chơi tới vương quốc Boletaria. Trong thời kỳ cổ đại, do việc sử dụng những ma pháp cấm có tên là “Soul Arts”, vương quốc bị tấn công bởi một thực thể gọi là “The Old One”. Gần như toàn bộ thế giới bị tàn phá bởi những làn sương mù ma thuật và những con quái vật ăn linh hồn do nó tạo ra. “The Old One” tuy nhiên cũng dần chìm vào trong giấc ngủ, cứu lấy những gì còn sót lại của Boletaria. Những người sống sót sau cơn đại họa trở thành các “Monumentals” để cảnh báo thế hệ sau này về những gì đã và sắp có thể xảy ra.

Ở đoạn mở đầu game, chúng ta có thể thấy rằng Allant - vị vua của Boletaria, đang cố phục hồi lại ma pháp “Soul Arts” để đánh thức “The Old One” và đoàn quân quái vật của nó. Người chơi sẽ vào vai một người khám phá bí ẩn làn sương mù đang dần nhấn chìm thế giới. Sau khi bị giết, người chơi sẽ đươc đánh thức tại “The Nexus”. Tại đây nhân vật chính của chúng ta phải đến 5 quốc gia của Boletaria, giết những con quái vật hùng mạnh đang cai trị nơi đó và hấp thụ linh hồn của chúng để có thể đối mặt với vua Allant, chấm dứt sự diệt vong của thế giới.

Demon’s Souls đã được khắc phục được những lỗi vặt còn tồn đọng từ những phiên bản trước, điều này tạo cho người chơi cảm giác trải nghiệm tuyệt vời nhất. Thêm nữa Bluepoint còn cải tiếng nâng cấp độ mươt mà trong từng chuyển động của các nhân vật lên tới 60 fps. Ngoài ra, cơ chế lộn nhào để né đòn (hay Rolling) cũng được cải thiện, thay vì bạn chỉ có thể lộn 4 hướng theo hình chữ thập thì giờ đây “thợ săn quỷ” đã có thể lộn được 8 hướng, dễ dàng hơn trong việc né đòn và phản công lại.

Tựa game dùng “soul” như môt loại tiền tệ chính để lưu hành xuyên suốt trò chơi. Bạn có thể nhận được chúng khi tiêu diệt kẻ địch hoặc làm nhiệm vụ. Bạn có thể sử dụng chúng để nâng cấp chỉ số, vũ khí hay mua các loại vật phẩm như: máu, vũ khí và giáp, phép thuật.

Nếu bạn bị hạ gục thì toàn bộ số linh hồn bạn đang giữ sẽ tạm thời bị mất hết, bạn vẫn có thể quay lại điểm bạn chết để thu lại số linh hồn đó nhưng nếu bạn tiếp tục bị hạ gục mà chưa thu hồi lại thì toàn bộ những gì bạn tích lũy sẽ mất vĩnh viễn. Cơ chế này khiến dòng game này vốn đã nổi tiếng với độ khó cao nay còn khó nhằn hơn bao giờ hết.

Hệ thống chiến đấu của tựa game được người chơi đánh giá khá cao bởi sự đơn giản, dễ làm quen khi mới tiếp cận. Nhân vật sẽ của bạn có thể tấn công nhẹ, tấn công mạnh, phản đòn (parry) và riposte- một đòn tấn công gây rất nhiều sát thương sau khi bạn parry được đòn tấn công của kẻ địch. Thanh thể lực làm nên tên tuổi của dòng Demon’s Souls vẫn đuợc giữ lại trong phiên bản này. Thanh thể lực sẽ có sự liên kết chặt chẽ với hầu hết các hoạt động của nhân vật. Nó sẽ dần tụt xuống khi bạn thực hiện các hành động trên và khi nhân vật không còn thể lực, bạn sẽ không thể làm gì ngoài di chuyển, rất nguy hiểm khi bạn đang chiến đấu với kẻ địch. Các hành động này cũng tiêu hao số lượng thể lực khác nhau nên bạn cũng phải tính toán kỹ trước khi thực hiện.

Hệ thống vũ khí trong Demon’s Souls Remake cực kì đa dạng. Các vũ khí cận chiến sẽ là nguồn sát thương ổn định nhất từ đầu cho tới cuối game vì chúng không yêu cầu gì nhiều ngoài chỉ số nhân vật. Vũ khí tầm xa như cung hay nỏ giúp bạn có thể tấn công kẻ địch ở khoảng cách rất xa, thuận lợi khi bạn đang gặp khó khăn ở khu vực nào đó nhưng bù lại lượng sát thương thường khá thấp. Phép thuật đa dạng hơn về khoảng cách và chủng loại, chúng thường gây ra lượng sát thương rất lớn nhưng khá phức tạp để sử dụng. Bạn cần phải có đủ chỉ số để dùng, vũ khí thích hợp cho nó và các loại phép mạnh trong game thường có yêu cầu khá rắc rối để lấy.

Điểm nhấn của trò chơi là các trận đấu trùm trong game. Chúng thường rất khó khi gặp lần đầu tiên nhưng bạn sẽ dần dần quen được cách di chuyển của tên trùm đó và tạo ra nhiều chiến thuật để đánh bại chúng. Đồ họa của tựa game được người dùng đánh giá là hoàn hảo kết hơp với phần cứng mạnh của PS5 sẽ đem đến cho người chơi những cảm giác tuyệt vời nhất. Nhìn chung Demon’s Souls là môt tựa game tuyệt vời rất xứng đáng để bạn trải nghiệm trên PS5.

7. Final Fantasy VII Remake

Giá: 59,99 USD

Ảnh: The Verge

Ảnh: The Verge

Không thể phủ nhận Final Fantasy 7 Remake đem đến cho chúng ta sự hoài niệm về tựa game "tuổi thơ" được ra mắt vào 23 năm trước - Final Fantasy 7 (1997). Final Fantasy 7 không chỉ giữ vững được cốt truyện nguyên bản mà còn thêm thắt, mở rộng khiến câu truyện của game thú vị hơn bao giờ hết. Những nhân vật như Biggs, Wedge hay Jessie ở phiên bản làm lại đều đã có những câu truyện và vai trò quan trọng riêng. Có thể nói đồ họa trong Final Fantasy 7 Remake là điều mà Square Enix làm tốt nhất.

Những hoạt ảnh, chuyển động được thiết kết hết sức mượt mà, chân thực. Các địa danh từ khu vực Sector 5 đến Sector 7 đã được mở rộng hơn rất nhiều so với bản gốc. Việc sử dụng những bản nhạc nền cũ với chất lượng cao hơn và đã được remix lại cũng được người chơi đánh giá rất cao.

Lối chơi của Final Fantasy 7 Remake không còn giữ y nguyên lối chiến đấu cũ của bản gốc mà nó đã được xen lẫn hài hòa giữa chiến thuật và hành động. Các cơ chế đòn đánh, né cũng được tích hợp vào tựa game một cách thông minh.

Tuy nhiên, góc quay camera lại là một điểm trừ cực lớn. Khi bạn sử dụng nhân vật cận chiến như Cloud và Tifa để đối đầu với những con trùm to xác, thì bạn sẽ thường xuyên bị thân hình của quái vật che hết tầm nhìn. Nếu bạn cho nhân vật chạy nhảy sát tường thì điều tương tự cũng xảy ra. Điều này có thể sẽ gây trở ngại khi gặp các kẻ địch mạnh hay khi chiến đấu trong một không gian hẹp mà bạn không thể nhìn được bao quát bản đồ chiến đấu, gây trở ngại không ít cho người chơi. Kết thúc của tựa game có phần hơi khó hiểu cũng là một điểm trừ của Final Fantasy 7.

8. FIFA 21

Giá: 60 USD

Ảnh: Washington Post

Ảnh: Washington Post

FIFA là một dòng game nổi tiếng vốn đã được nhiều game thủ yêu bóng đá ưa chuộng. Nối tiếp bước thành công của FIFA 2020, nhà phát hành game EA đã không làm chúng ta thất vọng khi ra mắt tựa game FIFA 2021 với một số bước cải tiến đúng hướng và biết lắng nghe người dùng với những chế độ chơi họ yêu cầu.

Về yếu tố chiến thuật, FIFA 21 có một số cải tiến, ví dụ như người chơi có thể sử dụng team management đến 5 đội hình cơ bản gồm ultra defensive, defensive, balanced, attacking, ultra attacking và chỉ cần một thao tác đơn giản để chuyển thế trận từ công sang thủ hoặc ngược lại ngay khi trận đấu đang diễn ra. Hơn nữa chế độ phòng ngự không còn là tự động như các phiên bản tiền nhiệm. AE đã quyết định đem đến cho người dùng một trải nghiệm thực nhất nên giờ đây để phòng thủ bạn phải biết cách chạy chỗ, chọn vị trí và những cú tắc bóng phải thật chuẩn xác.

Thêm nữa, nếu bạn mua FIFA để đá với bạn bè, hay với người thân trong gia đình thì đây ắt hẳn là một nước đi đúng đắn. Chiến thuật tấn công trong phiên bản năm nay được cho là có phần thông minh, thú vị hơn. Những cầu thủ hộ công không còn ở thế bị động, không còn trông chờ việc dắt bóng vượt khỏi khu trung tuyến phần sân đối phương mới bắt đầu đẩy lên. Tuy vậy thì lâu lâu cũng có những lối hành động khá khó hiểu khi không có cầu thủ nào chạy lên trước để chúng ta chuyền ghi bàn, toàn đợi cho phe đối phương lùi gần hết về rồi mới chạy lên. Khả năng sút bóng từ khoảng cách xa cũng thay đổi đáng kể, trở nên dễ dàng hơn với những ai có lối đá nhận bóng từ ngay vòng cấm và sút liền.

Tuy nhiên, rất dễ để nhìn ra những vấn đề cũ muôn thuở của dòng FIFA vẫn còn tồn tại, đó là bình luận vẫn xoay đi xoay lại những câu cũ, tiếng hò hét trên khán đài y nguyên, lỗi bóng xuyên chân nhan nhản… Mặc dù vậy, FIFA 2021 vẫn là một tựa game tương đối thành công và xứng đáng để các bạn trải nghiệm trên PS5.

Dịch tổng hợp: IGN, Tomsguide, Gamesradar, Tech Radar, Engadget, Whasington Post, The Verge.