Top những tựa game đáng chơi nhất trên Nintendo Switch (Phần 9)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nintendo Switch là thiết bị chơi game nổi tiếng, đi kèm với nó là kho ứng dụng game "đồ sộ". Vậy hãy cùng tìm hiểu những tựa game hay nhất trên Nintendo Switch nhé.
Ảnh: Cnet
Ảnh: Cnet

17. Super Mario Maker 2

Ảnh: Cnet

Ảnh: Cnet

Nintendo đã tung ra phiên bản tiếp theo mang tên Super Mario Maker 2 lên hệ máy Nintendo Switch vào ngày 28.06.2019 vừa qua. Tựa game này đã được tích hợp thêm rất nhiều tính năng và chủ đề mới. Super Mario Maker 2 nhanh chóng tạo nên một cơn sốt khi mà nhà nhà người người tiếp tục đua nhau kiến tạo ra những màn chơi “hay ho” nhất. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Game Designer, đặc biệt là trong các tựa game giải đố hoặc platformer, đó là kiến tạo màn chơi. Super Mario Maker 2 cho phép người chơi tự tạo nên những màn chơi đặc biệt của riêng mình.

Người chơi có thể chọn ra từ nhiều phong cách đồ họa: cổ điển chấm pixel thời NES, HD mượt mà thời Wii U, hoặc thậm chí là “giả 3D”. Kế tiếp, mỗi phong cách lại đi kèm với rất nhiều bộ chủ đề quen thuộc của dòng game lâu đời này: đồng cỏ, lâu đài ma, đáy biển… cho người chơi tha hồ lựa chọn. Với mỗi chủ đề, người chơi lại được cung cấp rất nhiều vật để đặt vào trong màn chơi của mình.

Super Mario Maker 2 phân chia mọi thứ thành 4 chủ đề chính là: platform (nền tảng để nhân vật đứng lên/ tương tác), kẻ địch, vật phẩm (tiền vàng, nấm mạng, power-ups…), và các hiệu ứng đặc biệt (băng chuyền, dây lửa…). Thêm nữa các nút bấm được tiết kế khá thông mình và trực quan để giúp người chơi có thể tạo ra những bản đồ đặc biệt cho riêng mình một cách đơn giản nhất.

Không chỉ dừng lại ở giới hạn cơ bản như vậy, mà Super Mario Maker 2 còn cung cấp thêm nhiều tính năng khá hay khác cho người chơi thí nghiệm – chẳng hạn như việc đặt ra một bầy Koopa Troopa bình thường trở nên bất thường nếu người chơi gắn cánh vào cho chúng, hay thậm chí là cho chúng ăn nấm lớn để biến thành Koopa Troopa siêu khổng lồ. Người chơi cũng có thể kiểm soát mực nước, mật độ dâng nước, tốc độ cuộn màn chơi… một cách dễ dàng để tạo nên các nhịp game nhanh chậm tùy ý mình.

Nếu như trước đây, Super Mario Maker bị chê bai nhiều nhất ở việc giá tiền khá cao (59.99 USD) chỉ cho mỗi công cụ tạo màn – thì với Super Mario Maker 2, Nintendo đã có một động thái rất đáng khen, đó là tích hợp thêm nhiều tính năng phụ thật sự hữu ích. Trước tiên phải nói đến hệ thống hướng dẫn (Tutorial) cực kỳ chi tiết. Tựa game khéo léo dẫn dắt cuộc đối thoại giữa Nina và chú chim bồ câu thông thái, Super Mario Maker 2 hướng dẫn người chơi các công cụ và cách sử dụng chúng từ cơ bản đến nâng cao, cũng như tư duy cơ bản mà một nhà thiết kế game phải có. Bạn còn có thể trải nghiệm tựa game theo cốt truyện đầy quen thuộc là giải cứu công của Peach.

Thành thật mà nói, so với Super Mario Maker, phiên bản Super Mario Maker 2 này có một số lượng lớn các công cụ mới được bổ sung để người chơi thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên, các công cụ ở mức khá hạn chế so với những gì một trò chơi Mario hiện đại có thể làm được. Ví dụ, nói về tăng sức mạnh, số lượng trong Super Mario Maker 2 thực sự rất nghèo nàn khi nó chỉ gói gọn trong những cây nấm lớn, hoa súng, cây quạt... Những món tăng sức mạnh thú vị khác như súng băng, đuôi, chồn, tai mèo ... hoàn toàn vắng bóng trong Super Mario Maker 2.

Nếu ai đã từng chơi New Super Mario Bros bạn sẽ phải trầm trồ khen ngợi U Deluxe trên Wii U hay Nintendo Switch bởi nhiều biến thể thú vị của trò chơi, chẳng hạn như những khối thủy tinh màu đổi hướng khi Mario nhảy, hay bãi cát lún trên sa mạc. Thật không may, không có cơ chế thú vị nào như vậy trong Super Mario Maker 2 cả, điều này làm cho việc tạo kiến tạo màn chơi bị hạn chế đáng kể.

Tuy nhiên, nếu bạn đã là một fan của tựa game lâu đời này thì chắc chắn hãy trải nghiệm ngay Super Mario Maker 2 và nó sẽ không làm bạn thất vọng.

18. Celeste

Ảnh: Cnet

Ảnh: Cnet

Khác với loại hình đồ họa thực tế, muốn làm nghệ thuật đồ họa điểm ảnh trở nên đẹp và cuốn hút thật không đơn giản. Những hình khối góc cạnh là nét đặc trưng của Pixel Art, nhưng điều đó lại khá xa rời thực tế, khiến nhiều người chơi không cảm nhận sự gần gũi của đồ họa trong game. Tuy nhiên, thay vì hướng người chơi vào một thế giới chân thực, Celeste đã chiếm trọn cảm tình game thủ bằng cách thổi hồn vào những khung hình đa sắc rực rỡ.

Mỗi một khu vực mà nhân vật chính Madeline đặt chân tới chứa một cảnh vật khác nhau, được đốt rực cháy bằng 3 lớp đồ họa. Lớp đầu tiên bao gồm mọi thứ trong trò chơi: khung nền đằng sau nó. Đó có thể là bầu trời đầy sao, mây ngũ sắc hay những ánh đèn thường thấy của hang vắng. Những khung nền lặng lẽ đằng sau mọi thứ gần như quyết định tinh thần và bản sắc của từng khung cảnh, nhẹ nhàng truyền cái hồn của không gian vào tiềm thức người chơi.

Tiếp đó, trên nền những khung hình ấy là lớp thứ hai với những vật thể mà bạn có thể tương tác được. Nếu cảnh nền xoáy vào tiềm thức thì những sự vật xoáy vào ý thức. Dù là bậc bám, bệ phóng hay vực thẳm, hố chông, mọi sự vật đều là một phần của con đường mà người chơi cần thẳng tiến, tạo ra những thử thách người chơi phải trực tiếp vượt qua.

Cuối cùng, hòa trộn với hình nền và các đối tượng là các hiệu ứng động như bão tuyết, bão và ánh sáng mặt trời bão hòa. Chúng giống như những dấu chấm tuyệt vời tạo nên khung cảnh có thật mà không có thật, khiến đồ họa trong game trở nên khắc khoải và đáng nhớ. Có thể nói, sự kết hợp của ba lớp đồ họa làm nền, dựng hình và hiệu ứng đã trộn lẫn và tạo ra một thế giới màu sắc tuyệt vời.

Đồng thời, hành trình vòng quanh thế giới bên kia của người chơi được kèm theo nhạc nền nhẹ nhàng và đơn giản, gợi nhớ đến đồ họa pixel. Tuy đơn giản nhưng âm nhạc trong game lại vô cùng hài hòa với khung cảnh thiên nhiên và sẵn sàng níu chân người chơi đến cuối con đường.

Mỗi khu vực lớn trong Celeste không chạy thẳng từ đầu tới cuối, mà được chia thành rất nhiều màn nhỏ. Để vượt qua mỗi màn chơi, bạn cần kết hợp “song toàn” trí tuệ và phản xạ. Mỗi màn chơi đều có những nút thắt bạn cần phải tìm hiểu để tìm ra một đường đi phù hợp nhất. Độ khó của trò chơi được đánh giá khá cao khi nhiều lúc bạn phải chết đi chết lại hàng chục mạng mới có thể qua được màn. Đồng hành cùng với việc thiết kế các màn chia nhỏ là một cơ chế điều khiển khá đơn giản, chỉ gồm các nút nhảy, phi, bám tường và các nút phương hướng. Do cơ chế giản vậy nên nhân vật có thể di chuyển khá linh hoạt trong khi chơi.

Như đã nói, thay vì sắp xếp mỗi khu vực là một bản đồ rộng lớn, Celeste đã tách chúng ra thành nhiều màn khác nhau, và đây là điểm cực kì quan trọng, bởi nhờ đó, Celeste đã đánh thẳng vào tâm lý chơi và tạo hứng khởi cho bạn. Thay vì mang tới một chặng đường dài, Celeste tách nó ra thành những mảnh ghép, những câu đố nhỏ. Mở được một mảnh ghép, bạn sẽ cảm thấy chút vui vẻ, tự hào. Điều này đem đến cảm giác rất giải trí và “cuốn” khiến người chơi có thể trải nghiệm liên tục mà không cảm thấy bị căng não hay khó chịu.

Ngoài ra, mỗi khu vực trong game có những đặc điểm hình thái riêng, chướng ngại riêng, cơ chế riêng và kiểu thử thách riêng. Ở mỗi khu vực, việc thiết kế chia nhỏ lẻ còn cho phép nhà sản xuất chú tâm hơn vào các màn chơi để bố trí những thử thách hấp dẫn, hợp lý. Cơ chế chơi không quá phức tạp nên người chơi có thể làm quen rất nhanh và cảm thấy nhuần nhuyễn.

Nhìn chung, có thể nói đây là một trong những tựa game đi cảnh hay nhất trong kho game của Nintendo Switch mà bạn khó có thể bỏ qua.

Dịch tổng hợp: Gamesradar, Cnet, Tech Radar