Top 8 tựa game được đánh giá cao nhất năm 2020 (phần 2)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Năm 2020 có thể xem là khoảng thời gian thú vị đối với làng game thế giới khi mà hàng loạt siêu phẩm xuất hiện khiến cho cả thế giới phát cuồng. 
Ảnh: Tech Radar
Ảnh: Tech Radar

Cùng với 4 tựa game được giới thiệu trong kỳ trước, đây là nhưng game còn lại trong danh sách top 8 tựa game được đánh giá cao nhất năm nay.

5. Half- Life: Alyx

V
Ảnh: Tech Radar             

Cách đây không lâu, khi Valve Software công bố sẽ ra mắt tựa game Half-Life: Alyx, tựa game này đã bị hoài nghi khá nhiều bởi Alyx là một trong những trò chơi tích hợp công nghệ thực tế ảo VR đầu tiên của Valve. Tuy nhiên, đây là trò chơi xứng đáng để nối tiếp thành công của Half-Life mà Valve đã để lại vào năm 2007.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Half-Life: Alyx được người chơi đánh giá rất cao về đồ họa. Đội ngũ kỹ sư và họa sĩ tạo nên tựa game này đã làm rất tốt khi gần như đã tái hiện lại City 17 với độ chính xác cao chưa từng có trong thế giới game thực tế ảo. Không thể không nhắc đến sự trải nghiệm thực tế ảo - VR trên tựa game này. Bạn thật sự được nấp, bắn và đôi khi bạn còn phải khuỵu gối để né đạn nữa. Ngoài ra, khi bạn muốn sử dụng gói hồi máu, bạn phải cắm nó vào ngực, vào đùi theo nghĩa đen để sử dụng nó và bóp lựu đan trong tay để kích hoạt chúng trước khi ném.

Trong hầu hết thời lượng tựa game, người chơi phải tìm đường để đi qua từng màn một và mỗi màn lại có những câu hỏi hóc búa khác nhau. Về cơ chế chiến đấu của Half-Life Alyx được mô phỏng vô cùng chân thực. Tựa game cung cấp cho bạn nhiều loại sùng khác nhau cùng cách thức vận hành, ngắm bắn và nâng cấp vô cùng khác biệt.

Có lẽ điểm trừ duy nhất của tựa game này là dễ gây đau đầu, chóng mặt cho những người mới chơi giống như hàng loạt tựa game thực tế ảo khác. Về tổng thể, Half-life Alyx là ứng cử viên nặng ký cho danh hiệu Game of The Year của năm 2020 này.

6. Resident Evil 3 Remake

C
Ảnh: Tech Radar     

Tiếp nối thành công vang dội của Resident Evil 7 và bản làm lại của Resident Evil 2, Capcom đã tiếp tục làm lại Resident Evil 3 - tựa game nhận được rất nhiều sự kì vọng từ người hâm mộ. Game lấy bối cảnh từ thành phố Raccoon, nơi diễn ra đại dịch vô cùng tối tăm, hỗn loạn, quái vật ở khắp mọi nơi. Tất cả đồ họa và ngôn ngữ thiết kế đã được xây dựng một cách rất truyền cảm và chân thực.

Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi ưu điểm của Resident Evil 3 Remake chỉ dừng lại ở đồ họa, ngôn ngữ thiết kế và tình tiết hành động. Xét về mặt lối chơi thì phiên bản làm lại này có phần kém và đi chệch hướng hơn so với tựa game gốc. Vì đáng lẽ ra tựa game sẽ phải là sự kết hợp hoàn hảo giữa kinh dị và hành động nhưng Resident Evil 3 Remake lại thiên về phần hành động quá nhiều. Điều này khiến cho yếu tố kinh dị – điều làm nên thương hiệu của dòng game này giảm đi đáng kể. 

Hơn nữa các câu giải đố của Resident Evil 3 Remake có phần quá dễ. Nó không khiến người chơi phải suy nghĩ như phiên bản đi trước - Residen Evil 2 Remake. Bản đồ thành phố Raccoon có phần rời rạc, thiếu kết nối. Nó khiến người chơi mất sự hào hứng cũng như tập trung khi chơi game.

Không những thế lượng nội dung, cốt truyện so với bản gốc vào năm 1999 đã bị cắt đi khá nhiều. Giá bán của Resident Evil 3 cũng khá đắt lên tới 60 USD. Resident Evil 3 Remake có thể không đạt được kì vọng lớn mà tất cả chúng ta dành cho nó. Nhưng nó không phải là một game tệ, bạn vẫn sẽ có những giây phút giải trí cực kì chất lượng với tựa game này.

7. Final Fantasy 7 Remake

C
Ảnh: Tech Radar     

Không thể phủ nhận Final Fantasy 7 Remake đem đến cho chúng ta sự hoài niệm về tựa game "tuổi thơ" được ra mắt vào 23 năm trước - Final Fantasy 7 (1997). Final Fantasy 7 không chỉ giữ vững được cốt truyện nguyên bản mà còn thêm thắt, mở rộng khiến câu truyện của game thú vị hơn bao giờ hết. Những nhân vật như Biggs, Wedge hay Jessie ở phiên bản làm lại đều đã có những câu truyện và vai trò  quan trọng riêng.

Có thể nói đồ họa trong Final Fantasy 7 Remake là điều mà Square Enix làm tốt nhất.

Những hoạt ảnh, chuyển động được thiết kết hết sức mượt mà, chân thực. Các địa danh từ khu vực Sector 5 đến Sector 7 đã được mở rộng hơn rất nhiều so với bản gốc. Việc sử dụng những bản nhạc nền cũ với chất lượng cao hơn và đã được remix lại cũng được người chơi đánh giá rất cao.

Lối chơi của Final Fantasy 7 Remake không còn giữ y nguyên lối chiến đấu cũ của bản gốc mà nó đã  được xen lẫn hài hòa giữa chiến thuật và hành động. Các cơ chế đòn đánh, né cũng được tích hợp vào tựa game một cách thông minh.

Tuy nhiên, góc quay camera lại là một điểm trừ cực lớn. Khi bạn sử dụng nhân vật cận chiến như Cloud và Tifa để đối đầu với những con trùm to xác, thì bạn sẽ thường xuyên bị thân hình của quái vật che hết tầm nhìn. Nếu bạn cho nhân vật chạy nhảy sát tường thì điều tương tự cũng xảy ra. Điều này có thể sẽ gây trở ngại khi gặp các kẻ địch mạnh hay khi chiến đấu trong một không gian hẹp mà bạn không thể nhìn được bao quát bản đồ chiến đấu, gây trở ngại không ít cho người chơi. Kết thúc của tựa game có phần hơi khó hiểu cũng là một điểm trừ của Final Fantasy 7. 

8. Streets of Rage 4

H
Ảnh: Tech Radar     

Streets of Rage 4 được ra mắt với mong muốn đem lại sự hoài niệm cho người chơi khi mà phần chơi gần nhất đã được ra mắt cách đây 25 năm. Không lạ khi tựa game này được người chơi khắp thế giới đón nhận nhiệt liệt và rất kỳ vọng. 

Lối chơi của Streets of Rage 4 rất đơn giản bạn chỉ cần "dọn dẹp" hết những tên côn đồ xuất hiện trong màn chơi. Đây là lối chơi mang tính giải trí rất cao không cần suy nghĩ nhiều - thứ đã làm nên thành công cho dòng game này vào 25 năm trước.

Có lẽ sự khác biệt duy nhất trong lối chơi nằm ở nhân vật. Sega Genesis đã thiết kế mỗi nhân vật đều có những kĩ năng, ưu nhược điểm khác nhau giúp đáp ứng đa số mọi cách chơi của game thủ. Ngoài ra game còn có khá nhiều chế độ chơi mới để tăng trải nghiệm người dùng. Hình ảnh trong tựa game này vẫn theo phong cách 2D và ngôn ngữ thiết kế đồ họa theo kiểu cổ điển của máy điện tử xèng từ nhân vật cho đến các chi tiết công trình. Tuy nhiên, có lẽ đây cũng là tất cả điểm mạnh của Streets of Rage 4.

Mặc dù không thể phủ nhận độ giải trí rất cao và đã tay khi được chiến đấu liên tục của Streets of Rage 4. Tuy nhiên, lối chơi này đồng nghĩa với việc bạn giữ một bộ chiêu thức cơ bản không thể nâng cấp hoặc thay đổi và chiến đấu với kẻ địch hết đợt này đến đợt khác, hầu như không đòi hỏi tính chiến lược. Điều này sẽ khiến người chơi cảm thấy chán, không có nhiều bất ngờ khi màn nào gần như cũng giống nhau. Việc thiết lập ném vũ khí và nhặt vật phẩm vào một nút chung khiến người chơi cảm thấy rất ức chế. 

Streets of Rage 4 mang phong cách chiến đấu đơn giản cùng nội dung thú vị có thể khiến người chơi cảm thấy hài lòng trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy Streets of Rage 4 không đáp ứng hết được kỳ vọng ban đầu của người hâm mộ dòng game lâu năm này nhưng nó vẫn rất xứng đáng để trải nghiệm.

Theo Tech Radar