Trang tin Die Welt Đức ngày 1/12 đăng bài viết "Xếp hạng quân sự hóa" cho rằng nhìn vào các vấn đề như Nga kiểm soát Crimea, chiến tranh khu vực Trung Đông liên miên, tình hình Biển Đông căng thẳng..., các nhà nghiên cứu không cảm thấy có gì lạ về xu thế tăng cường quân bị ở rất nhiều khu vực trên thế giới.
Trước đây, châu Âu liên tục giảm ngân sách quốc phòng, nhưng cách nhìn của dư luận đã thay đổi sau khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine. Đây là kết quả phản ánh từ chỉ số quân sự hóa toàn cầu do Trung tâm BICC công bố.
Đức đứng thứ 100 trong số 152 nước, Israel đứng đầu - tức là nước có mức độ quân sự hóa cao nhất trên thế giới. Armenia, Nga, Cyprus, Hy Lạp và Azerbaijan là 5 nước châu Âu đứng trong top 10.
BICC hoàn toàn không tiến hành đánh giá về chi tiêu quân sự. Nếu dựa vào tiêu chuẩn này, Mỹ sẽ tiếp tục dẫn trước thế giới với 595 tỷ USD, sau đó là Trung Quốc với 214 tỷ USD.
Chỉ số quân sự hóa toàn cầu của BICC phần nhiều đã cho thấy tỷ lệ chi tiêu quân sự so với chi tiêu trên các lĩnh vực khác như y tế và GDP.
Vì vậy, mặc dù chi tiêu quân sự 91 tỷ USD của Nga rõ ràng thấp hơn Mỹ, nhưng căn cứ vào xếp hạng chỉ số thì đứng thứ 5, dẫn trước xa so với Mỹ (đứng thứ 31) và Trung Quốc (đứng thứ 91).
Báo cáo viết: "Sau khi Nga sáp nhập Crimea và cuộc xung đột ở đông Ukraine không ngừng diễn ra, Đông Âu rõ ràng có xu thế mức quân sự hóa tăng lên".
Nga luôn là một trong 10 nước có mức quân sự hóa mạnh nhất, trong khi đó Ukraine từ vị tí 23 năm 2015 tăng lên vị trí 15 trong năm 2016.
Đức, Pháp (đứng thứ 60), Anh (đứng thứ 71), Italia (đứng thứ 81) và Tây Ban Nha (đứng thứ 92) - các nước này đều giảm một chút. Nhưng, tác giả báo cáo dự đoán, xu thế này sẽ đảo ngược. Chi tiêu quân sự của Tây Âu năm 2016 tăng nhẹ 2,7%. Đức có kế hoạch đến năm 2019 ngân sách quốc phòng tăng 6,2%.
Israel đứng vị trí cao trong bảng xếp hạng chủ yếu là do nguyên nhân của chế độ nghĩa vụ quân sự, điều này làm cho số lượng nhân viên quân sự trong tổng dân số rất cao.
Mức độ quân sự hóa của hầu hết các nước Trung Đông vẫn rất cao. Điều này đặc biệt thích hợp với Saudi Arabia (đứng thứ 17).
Chỉ số quân sự hóa toàn cầu năm nay đã tiến hành so sánh mức độ quân sự hóa của các nước với chỉ số đói nghèo toàn cầu năm 2016 được công bố bởi Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế. Phần lớn các nước có vấn đề đói nghèo nghiêm trọng có mức độ quân sự hóa khá thấp.
Điều này cho thấy lĩnh vực an ninh tương đối yếu thường không hề cho thấy trước một xã hội hòa bình, mà là một môi trường bất ổn. Những nước từng nổ ra nội chiến như Sierra Leona (đứng thứ 146) và Liberia (đứng thứ 149) chính là ví dụ.
Tuy nhiên trong 20 nước có vấn đề đói nghèo nghiêm trọng nhất cũng có nước có mức quân sự hóa tương đối cao. Trong đó bao gồm Chad (đứng thứ 68), Namibia (đứng thứ 46), Pakistan (đứng thứ 52) và Angola (đứng thứ 37).
20 nước có mức quân sự hóa toàn cầu cao nhất lần lượt là: Israel, Singapore, Armenia, Jordan, Nga, Hàn Quốc, Cyprus, Hy Lạp, Azerbaijan, Brunei, Kuwait, Belarus, Oman, Algeria, Ukraine, Bahrain, Saudi Arabia, Mông Cổ, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ.