Tổng thống Ukraine: 16 ngàn lính tình nguyện quốc tế đầu tiên đã tới

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hôm 27/2, ông Zelensky đã ký ban hành sắc lệnh về thành lập "Binh đoàn Phòng vệ Quốc tế", tuyển mộ những người tự nguyện từ khắp thế giới, cho phép những người này nhập cảnh Ukraine mà không cần thị thực.
Theo Tổng thống Ukraine Zelensky, 16 ngàn "lính tình nguyện" đã đến để gia nhập "Binh đoàn Phòng vệ quốc tế" chống Nga (Ảnh: Ltn).
Theo Tổng thống Ukraine Zelensky, 16 ngàn "lính tình nguyện" đã đến để gia nhập "Binh đoàn Phòng vệ quốc tế" chống Nga (Ảnh: Ltn).

Sắc lệnh miễn thị thực cho những người tới Ukraine gia nhập "Binh đoàn Phòng vệ Quốc tế" có hiệu lực vào ngày 1 tháng 3 theo giờ địa phương và sắc lệnh miễn thị thực này không áp dụng cho người Nga.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên mạng xã hội Twitter, những người nước ngoài sẵn sàng tham gia đội quân tình nguyện bảo vệ Ukraine cần liên hệ với các cơ quan ngoại giao của nước này.

Ông viết: "Những người nước ngoài sẵn sàng bảo vệ Ukraine và trật tự thế giới như một phần của Binh đoàn Quốc tế Phòng vệ Ukraine, tôi mời các bạn liên hệ với các cơ quan ngoại giao của Ukraine tại các quốc gia...Chúng ta sẽ cùng nhau đánh bại Putin".

Ngày 27/2, ông Zelensky tuyên bố ban hành sắc lệnh thành lập "Binh đoàn Phòng vệ Quốc tế " chống Nga (Ảnh: Reuters).

Ngày 27/2, ông Zelensky tuyên bố ban hành sắc lệnh thành lập "Binh đoàn Phòng vệ Quốc tế " chống Nga (Ảnh: Reuters).

Theo hãng truyền thông Ukraine Ukrinform ngày 3/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cho biết trong một cuộc nói chuyện trên truyền hình quốc gia rằng đợt chiến binh tình nguyện nước ngoài đầu tiên đã đến Ukraine chiến đấu, ước tính khoảng 16.000 người. Ông nói: "Ukraine mỗi ngày nhận được từ các đồng minh rất nhiều vũ khí, chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ hơn."

Sau khi Tổng thống Ukraine Zelensky tuyên bố thành lập một “Binh đoàn Phòng vệ quốc tế”, mời mọi người từ khắp nơi trên thế giới cùng chống lại quân đội Nga tới Ukraine gia nhập. Ngày 28 tháng 2, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã thông báo: “Đã có mấy ngàn chiến binh người nước ngoài đã bày tỏ nguyện vọng tới tham gia vào Binh đoàn Phòng vệ đất nước chúng ta.”

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tuyên bố cho phép các tình nguyện viên người Đan Mạch hỗ trợ Ukraine chiến đấu; Quốc hội Latvia (Lithuania), một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hôm 28/2 cũng đã thông qua một nghị quyết cho các tình nguyện viên được phép đến Ukraine để tham gia tác chiến.

Các "lính tình nguyện" Mỹ đang chờ chuẩn bị lên đường tới Ukraine (Ảnh: Reuters).

Các "lính tình nguyện" Mỹ đang chờ chuẩn bị lên đường tới Ukraine (Ảnh: Reuters).

Ngày 27/2, bà Fredericksen đã chỉ ra rằng những người tình nguyện được phép tham gia Binh đoàn quốc tế do Ukraine tổ chức đến đó để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống Nga. Bà nói trong một cuộc họp báo: “Đó là sự lựa chọn mà bất cứ ai cũng có thể đưa ra. Điều này phù hợp với mọi người dân Ukraine sống trên đất nước họ và cũng thích hợp cho những ai tự nhận thấy có thể cống hiến trong cuộc xung đột này.”

Theo Reuters, Quốc hội Latvia hôm 28/2 cũng đã bỏ phiếu về việc cho phép công dân nước này sang hỗ trợ Ukraine.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cũng cho biết, Anh ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân chủ và tự do của nhân dân và người dân Anh có thể tham gia lực lượng quốc tế để hỗ trợ Ukraine. Bà nói: "Đây là cuộc chiến vì dân chủ và tự do."

Tại Nhật, tờ Mainichi Shimbun đưa tin có 70 tình nguyện viên đã đăng ký tới Ukraine chiến đấu chống Nga, 50 người trong số họ là cựu quân nhân thuộc Lực lượng Phòng vệ (Quân đội) Nhật.

Tuy nhiên, các nhà chức trách Nga đã nghiêm khắc cảnh báo rằng họ sẽ tăng cường xác định nhân thân của các "lính đánh thuê nước ngoài" đang đến Ukraine, nếu bị bắt những người này sẽ đối mặt với mức án 15 năm tù.

Theo tin của mạng tin tức URA-RU của Nga ngày 3/3, ông Alexander Bastrykin, Chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga (Investigative Committee of Russia), đã chỉ thị các nhà điều tra tăng cường truy tìm danh tính và lai lịch của các nhân viên "Binh đoàn Quốc tế" đã đến Ukraine để ghi lại và điều tra việc họ tham gia vào "hành vi phạm tội". Theo luật pháp Nga, họ sẽ phải đối mặt với 15 năm tù nếu bị Nga bắt.

Ông Alexander Bastrykin, Chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga (Ảnh: Reuters).

Ông Alexander Bastrykin, Chủ tịch Ủy ban Điều tra Nga (Ảnh: Reuters).

Trong một tuyên bố được công bố trên trang web chính thức của mình, Ủy ban Điều tra Nga nói rõ rằng những lính đánh thuê sẽ bị truy tố theo Điều 359 (về lính đánh thuê) của Bộ luật Hình sự Liên bang Nga. Điều này quy định mức án tối đa là 15 năm tù.

Trách nhiệm chính của Ủy ban điều tra của Nga là điều tra và xử lý các tội phạm liên quan đến vấn đề chính trị.

Ủy ban Điều tra Nga và Cục An ninh Liên bang Nga (viết tắt là FSB, tiền thân là KGB), được coi là hai cơ quan an ninh lớn ở Nga. Chủ tịch Ủy ban Alexander Bastrykin có vai trò quan trọng và là thân tín quan trọng của Tổng thống Putin.