Dù cố ý hay không, tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm rất nhiều vị trí an ninh quốc gia và chính sách ngoại giao với những người can thiệp tự do trong kỷ nguyên Bush-Obama và chủ nghĩa Wilson mới (tân tự do). Đây là một hành động gây ra rất nhiều thất bại cho tổng thống Mỹ. Từ các vấn đề như cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội đến việc rút quân Mỹ khỏi Afghanistan và Syria, đội ngũ an ninh quốc gia của ông Trump đã gây trở ngại rất nhiều cho chương trình quốc phòng và chính sách ngoại giao của chính tổng thống Mỹ.
Tổng thống Trump luôn muốn rút quân đội Mỹ khỏi những giao ước với nước ngoài mà ông xem là không có quan hệ trực tiệp với an ninh quốc gia Mỹ. Ông cũng bác bỏ trật tự tự do cố định thời hậu chiến đã tan rã từ thời ông Clinton còn tại nhiệm. Thực tế, ông Trump đang tìm cách để nâng cao ảnh hưởng của Mỹ bằng sức mạnh kinh tế, với việc tập trung vào thương mại, tạo công ăn việc làm, đẩy mạnh nền pháp trị, an ninh nhập cư và biên giới.
Ông Donald Trump đã dùng khẩu hiệu "khiến nước Mỹ trở nên vĩ đại một lần nữa" trong chiến dịch tranh cử.
|
Trên mặt trận kinh tế, tổng thống Mỹ đã vượt qua phe đối lập, đẩy mạnh nền kinh tế Mỹ đang bị đình trệ và bắt đầu thay đổi các dàn xếp về thương mại thời Chiến Tranh Lạnh có lợi cho các đối thủ nước ngoài và gây ảnh hưởng tới giới kinh doanh và lao động Mỹ trong nhiều thập kỷ. Tại Đông Bắc Á, ông xoa dịu xung đột Triều Tiên và bán đảo Triều Tiên có thể sẽ không còn nổi bật trong chiến lược quân sự quốc gia của Mỹ.
Tuy nhiên, nỗ lực của ông Trump để bảo vệ biên giới Mỹ đặc biệt là biên giới phía nam đang thất bại. Thất bại này rất nặng nề bởi bạo lực trong đất nước Mexico đang dâng lên ở mức đáng sợ. Nền tảng pháp luật tại Mexico đang sụp đổ. Người dân nước này bị sát hại thường xuyên, số lượng kẻ sát nhân năm 2018 đã tăng lên so với năm ngoái với con số 29.168. Theo các quan chức Mexico, các băng đảng buôn bán ma túy đã trả khoảng 1,27 tỷ pê-sô (khoảng 100 triệu USD)/tháng để hối lộ các sĩ quan cảnh sát ở các đô thị trên khắp cả nước.
Thêm vào bức tranh ảm đạm này là sự gia tăng các mối liên hệ giữa những tập đoàn buôn bán ma túy của Mexico như Los Zetas và các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda - khiến cho Mexico sử dụng Mỹ như một lối thoát cho những đám đông nghèo khó và bất mãn nguy hiểm.
Những thành phần tội phạm tại Mexico được trang bị kỹ thuật theo dõi và truyền thông mới nhất. Chúng có thể dễ dàng di chuyển tới các địa điểm dọc biên giới nơi cảnh sát Mỹ xuất hiện với số lượng nhỏ nhất hoặc không tồn tại. Việc đưa thêm cảnh sát vào một lực lượng đã có hàng nghìn người tại biên giới sẽ không có tác dụng. Tệ hơn nữa, trong bất cứ cuộc chiến tương lai nào, sự di căn của tội phạm và chủ nghĩa khủng bố ở phía nam Rio Grande sẽ tạo ra một mặt trận thứ 2 mà quân đội Mỹ phải đối mặt.
Với mối đe dọa phức tạp như vậy, cách duy nhất hiệu quả để bảo vệ biên giới giữa Mỹ và Mexico là đưa quân thường trực để tuần tra và bảo vệ mọi điểm có thể vượt biên với sự kết hợp giữa lực lượng lục quân và không quân, ít nhất cho tới khi một hệ thống rào chắn hiệu quả được xây dựng. Tiếp theo, Washington và thành phố Mexico nên cân nhắc có những hoạt động quân sự phối hợp trong đất nước Mexico để chống lại các tổ chức tội phạm đa quốc gia nhằm phục vụ lợi ích cho cả hai nước.
Tổng thống Mỹ dự định xây bức tường ngăn giữa biên giới Mỹ và Mexico.
|
Nhưng vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hay các tham mưu trưởng liên quân Mỹ không thúc đẩy hành động như vậy? Một trong những lý do có thể là do quân đội Mỹ đang phải chịu áp lực phải làm mọi điều đúng đắn về mặt chính trị - hoàn cảnh bị ép buộc về mặt chiến lược do những nỗi sợ khi bị gọi là mù quáng hay phân biệt chủng tộc khi bảo vệ những đường biên giới của Mỹ.
Cũng vẫn còn những lý do khác. Việc bảo vệ đường biên giới của Mỹ là nhiệm vụ của quân đội thường trực trong hơn 100 năm kể từ năm 1846-1948, điều này không phải là để chứng minh sức mạnh hay cấu trúc quân đội. Vì thế, nhiệm vụ biên giới không hấp dẫn các sĩ quan như nó đã lôi cuốn các tướng lĩnh như Patton, Eisenhower, Truscott và Harmon cùng những sĩ quan đã tham gia Thế Chiến II.
Những gì dính dáng tới Chiến Tranh Lạnh rất hấp dẫn các tướng lĩnh. Thực tế, những tướng 4 sao đang đương nhiệm hay đã hưu trí trong quân đội đã thể hiện sự căm phẫn với hành động muốn dừng sự hiện diện quân sự ở nước ngoài của tổng thống Mỹ. Đó chính là di sản quá đắt đỏ của hệ thống an ninh thời Chiến Tranh Lạnh.
Vị tướng 4 sao Robert Abrams, người được chỉ định làm lãnh đạo quân đội Mỹ tại Hàn Quốc (USFK), vừa mới chỉ trích quyết định dừng những cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc của ông Trump. Ông tranh luận rằng quyết định của tổng thống Trump sẽ phá hoại tính sẵn sàng chiến đấu của quân đội bằng cách tạo ra một không khí thân thiện giả tạo. Năm 2017, tướng hưu Barry McCaffrey còn đi xa hơn khi nói ông Trump là "mối đe dọa nghiêm trọng với an ninh quốc gia Mỹ".
Những gì tới từ ông McCaffrey - vị tướng đã thất bại trong cuộc chiến chống ma túy tuy buồn cười nhưng những bình luận của ông và ông Abrams nói lên rất nhiều điều. Suy nghĩ và thái độ theo kiểu như vậy rất tai hại bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới suy nghĩ của những sĩ quan cấp cao trong lực lượng vũ trang về chiến tranh. Trong hệ thống quốc tế luôn có thể có một cuộc chiến nhưng xử lý những rủi ro dính líu đến cuộc chiến luôn khó khăn hơn là đối phó với những sự kiện đe dọa leo thang.
Mỹ và Trung Quốc gần như đã có xung đột vũ trang trên Biển Đông.
|
Hiện tại, đưa một hạm đội lớn tới Biển Đông với mục đích "cảnh báo Trung Quốc" cũng là một rủi ro rất khó xử lý. Đây là một ý kiến tồi khi các tàu chiến nằm trong khu vực rất dễ bị tên lửa Trung Quốc tấn công, phơi mình ra trước làn đạn, hỏa lực của tàu ngầm với những hệ thống trinh sát, tình báo và do thám trên mặt đất.
Những rủi ro xảy ra. Sự cố không mong muốn khi Mỹ thua trên Biển Đông là tín hiệu về sự yếu đuối - kết quả của sức mạnh hải quân. Sớm hay muộn, việc Mỹ thua trên Biển Đông sẽ gây ra các hành động quân sự chống lại Mỹ trên các khu vực khác. Theo một cách thực tế thì đưa Mỹ vào một cuộc chiến với Trung Quốc trong những tranh chấp về chủ quyền cùng các nước trong khu vực Đông Nam Á là sự thiếu suy nghĩ.
Nhưng vì sao Bộ Quốc phòng Mỹ lại đi theo con đường như vậy? Lý do một phần là do 38 vị tướng 4 sao đang tại nhiệm có một cái nhìn sai lệch về xung đột đương đại, quan điểm của Thế Chiến II và Chiến Tranh Lạnh. Sau cùng, vũ khí nguyên tử sẽ không được sử dụng trong một cuộc chiến toàn diện nhưng chiến tranh dưới ngưỡng hạt nhân vẫn sẽ tồn tại.
Xung đột vũ trang của những quyền lực trong khu vực là không thể tránh khỏi trên thế giới không chỉ ở Biển Đông. Mỗi cuộc xung đột chắc chắn sẽ chồng lấn lên nhau cùng sự cạnh tranh về năng lượng, nước, lương thực và quặng khoáng. Nhưng những cuộc xung đột như vậy không đòi hỏi Mỹ phải tham gia.
Nếu các sự kiện trong 27 năm qua không dạy được gì cho người Mỹ thì các cuộc xung đột mọi nơi sẽ là mối đe dọa với hòa bình trên toàn cầu hay ít nhất là với nước Mỹ. Hòa bình bị chia cắt, những cuộc xung đột không tính toán tới hậu quả đang tràn ngập ở các khu vực và địa phương nhưng không được chú ý trên toàn cầu. Vì thế, tầm quan trọng hàng đầu cần đặt lên những nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ, khi cần có hành động quân sự phải có một chiến lược chính xác trước khi máu và tài sản của Mỹ bị đưa vào vòng rủi ro.
National Interests cho rằng những điểm trên giải thích tại sao những suy nghĩ cố hữu của quân đội về mặt chiến lược - cố gắng để dọa dẫm Trung Quốc ngay tại ngưỡng cửa của họ là một điều thiếu suy nghĩ. Điều nguy hiểm thật sự là các chỉ huy quân đội cấp cao kết luận rằng sự kiểm soát của Mỹ ở trên Biển Đông - một nơi cách bờ biển Mỹ tới 10.000km là lợi ích sống còn của Mỹ, còn việc phải bảo vệ biên giới phía nam của Mỹ thì không quan trọng.
Cũng theo National Interests, tổng thống Trump có thể khắc phục điều này bởi đó là vấn đề về văn hóa và học thức. Để khắc phục điều này ông chỉ cần bổ nhiệm lại những lãnh đạo dân sự và quân đội trong Bộ Quốc phòng - những ai không bị ảnh hưởng bởi những chính sách trong quá khứ.