Tổng thống Pháp đã đầu tư hết vốn liếng chính trị khi đi thăm nhiều chiến trường trong Thế Chiến I trong khi cảnh báo với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc và làn sóng dân túy cánh hữu đang dâng cao trong phương Tây. Ông cũng đã rất thận trọng khi nhấn mạnh về sự tán dương "lòng yêu nước".
Một trận chiến về tư tưởng đang nổ ra trên khắp châu Âu, tiêu biểu là sự mâu thuẫn giữa người chủ trương toàn cầu hóa Macron và Bộ trưởng Nội vụ Italia - biểu tượng của chủ nghĩa dân túy Matteo Salvini. Ông Salvini không ưa hệ thống Brussels. Còn ông Macron thì bảo vệ "một châu Âu có chủ quyền".
Và điều khiến giới chức Mỹ không hài lòng là ông Macron đã đề xuất có một "đội quân châu Âu" thực thụ, có khả năng tự vệ cạnh nhau với một "cuộc đối thoại an ninh thực tế với Nga". Nhưng những ý tưởng về "chiến lược tự trị" này sụp đổ khi 2 ngôi sao trên "show diễn thế giới" xuất hiện: tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các lãnh đạo thế giới tham dự lễ kỷ niệm Thế Chiến I.
|
Những gì diễn ra ở Paris không phải là một Hội nghị Yalta phiên bản 2 (Hội nghị Yalta năm 1945 đã phân chia thế giới thành 2 cực). Không có lằn ranh ngăn cách giữa ông Putin và ông Trump. Còn toàn quyền Australia ông Peter Cosgrove đã xác nhận rằng hai ông Trump và Putin trong bữa trưa đã có cuộc đối thoại "sôi nổi và thân thiện" trong ít nhất nửa giờ.
Không ai tốt hơn tự bản thân ông Putin tiết lộ (một cách không trực tiếp) những gì hai vị tổng thống đã bàn thảo. Có 3 chủ đề chính.
Về đề xuất của ông Macron với một đạo quân châu Âu không NATO: "Châu Âu là... một liên minh kinh tế mạnh và tự nhiên là họ muốn độc lập và... chủ quyền trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh".
Về hệ quả khi có một đạo quân như vậy: Nó sẽ là "một tiến trình tích cực" sẽ "đẩy mạnh một thế giới đa cực". Và trên hết, vị trí của Nga "cùng hàng với một nước Pháp như vậy".
Về quan hệ với NATO và Washington: "Không phải chúng tôi là người rút khỏi Hiệp ước INF. Đó là người Mỹ có dự định làm vậy". Ông Putin nói thêm rằng Moscow không dự định tập trận gần biên giới NATO để làm dịu đi tình thế vốn đã căng thẳng. Và Nga cũng "không có vấn đề với" các cuộc tập trận của NATO và mong sẽ có ít nhất một biện pháp đối thoại trong tương lai gần.
Tên lửa Avangard
Phần lớn phe phái ngầm trong chính quyền Mỹ phủ nhận nhưng ông Putin có thể để gây đủ ấn tượng với ông Trump để khiến tổng thống Mỹ thấy cần thiết phải có một cuộc đối thoại nghiêm túc về vấn đề: tên lửa Avangard.
Avangard là tên lửa siêu thanh của Nga có khả năng bay tới vận tốc gấp 20 lần tốc độ âm thanh - 24.700km/h hay 6,5km/s - một trong những vũ khí của Nga có thể thay đổi cục diện mà ông Putin đã đề cập đến trong bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang Nga vào ngày 1.3 năm nay.
Avangard đã nằm trong dây chuyền lắp ráp từ hè 2018 và sẽ được đưa vào hoạt động tại phía nam dãy Ural vào năm 2019. Trong tương lai gần, Avangard có thể được phóng bởi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat RS-28 và có thể bay tới Washington chỉ trong 15 phút, bay trong một đám mây điện tích "giống như thiên thạch" - ngay cả nếu phóng từ lãnh thổ Nga. Việc sản xuất hàng loạt tên lửa Sarmat sẽ bắt đầu vào năm 2021.
Tên lửa Avangard không thể bị đánh chặn bởi bất cứ hệ thống nào trên hành tinh và người Mỹ biết điều đó. Tướng John Hyten - lãnh đạo Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ nói: "Chúng ta không có gì có thể ngăn chặn một vũ khí như vậy đánh vào mình".
Liệu Iran có trở thành Serbia mới?
Cho những vấn đề tương lai thì ông Trump đang thực sự e ngại sự đột phá của tên lửa siêu thanh Nga. Ông Trump và ông Putin cũng bàn về Syria và có thể đề cập tới Iran mặc dù không ai trong bữa trưa công vụ tiết lộ bất cứ điều gì về nó.
Với cuộc đối thoại tiếp tục tại Hội nghị G-20 tại Buenos Aires vào cuối tháng 11, ông Putin có thể gây ấn tượng với ông Trump rằng đất nước Serbia chính là xúc tác tạo nên một loạt các sự kiện khiến có các cường quốc hành động như thể "mộng ru" trong Thế Chiến I, và một điều tương tự có thể xảy ra với Iran sẽ dẫn tới Thế Chiến III.
Sự ám ảnh của đội ngũ tổng thống Trump vào việc đàn áp khiến Iran khuất phục về mặt kinh tế là một sự bế tắc, ngay cả với EU do ông Macron và bà Merkel lãnh đạo. Trên hết, quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và Trung Quốc cũng sẽ không cho phép một trò chơi khinh suất diễn ra chống lại một điểm cốt yếu trong liên kết lục địa Á Âu.
Ông Putin thậm chí cũng chẳng cần tới tên lửa siêu thanh để khiến ông Trump chú ý tới chuyện này.