Tổ hợp “Jigit” phối hợp với “Pantsir –S1E” trong phòng không Iraq, kinh nghiệm Việt Nam cần học tập

VietTimes -- Quân đội Iraq giới thiệu lại một hệ thống phóng không chiến trường đã cũ nhưng vô cùng hiệu quả “Jigit”do Nga sản xuất. Hệ thống này được Phòng thiết kế kỹ thuật chế tạo máy Kolomna phát triển từ những tổ hợp phòng không MANPAD cũ Igla.
Tổ hợp tên lửa phòng không chiến trường Jigit, lắp đặt 2 tên lửa Igla-S SA-24 Grinch. Ảnh minh họa Rusian Gazeta.
Tổ hợp tên lửa phòng không chiến trường Jigit, lắp đặt 2 tên lửa Igla-S SA-24 Grinch. Ảnh minh họa Rusian Gazeta.

Từ năm 2014, lực lượng phòng không chiến trường Iraq đã sở hữu tổ hợp vũ khí phòng không chiến trường “Jigit”, tổ hợp này được nhập vào Iraq cũng với các hệ thống pháo – tên lửa phòng không nổi tiếng Pantsir –S1E, tăng cường thêm sức mạnh chiến đấu đường không của quân đội Iraq.

Những những thất bại trên chiến trường trước cuộc tấn công của IS đã khiến quân đội Iraq và các lực lượng vũ trang hầu như không còn thời gian để quan tâm đến các hệ thống phòng không chiến trường. Hệ thống này cũng với Pantsir –S1E hầu như biến mất khỏi truyền thông. Tiêu diệt được lực lượng khủng bố IS, quân đội Iraq quyết định tăng cường sức mạnh phòng không chiến trường và phục hồi lại các tổ hợp phòng không như Pantsir –S1E và Jigit.

Hệ thống giá phóng được thiết kế để lắp đặt và phóng hai tên lửa MANPAD Igla. Giá phóng được thiết kế để phóng loạt 2 tên lửa phòng không vác vai, gia tăng khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay trong điều kiện mục tiêu có khả năng cơ động cao và thời tiết xấu.

Phụ thuộc vào cấp độ hiện đại hóa của các MANPAD Igla, tầm bắn của tổ hợp khoảng từ 5000-6000 m. Độ cao tiêu diệt mục tiêu từ 10 đến 3500 m. Hệ thống có khí tài nhận biết "địch ta", giảm thiểu khả năng tấn công các mục tiêu bên mình.

Rất gọn và thuận tiện, giá phóng bao gồm 2 ống phóng tên lửa Igla chỉ nặng 128 kg, rất phù hợp cho việc lắp đặt trên hầu hêt cả loại xe cơ giới như xe bán tải, xe thiết giáp Mỹ M113 hoặc các xe cơ giới khác, hình thành các tổ hợp phòng không chiến trường trong chiến thuật cơ động chiến đấu bằng xe cơ giới dân sự của các quốc gia Trung Đông, tăng cường đáng kể khả năng phòng không của các đơn vị bộ binh cơ giới.

Ngoài Iraq, "Jigit" đang nằm trong biên chế của quân đội một số quốc gia châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.

Hệ thống giá phòng không chiến trường Jigit trang bị 2 tên lửa Igla-S SA-24 Grinch, phối kết hợp với tổ hợp pháo - tên lửa phòng không di động Pantsir -S1E trong quân đội Iraq