Tin tức 24h: Biển Đông, Trung Quốc “ôm bom nổ chậm”; Thủ tướng cảnh báo không “hình sự” doanh nghiệp; Việt - Ấn “song kiếm hợp bích; Syria, chiến sự quyết liệt

VietTimes – Sự kiện lớn nhất ngày 29/4 là Thủ tướng gặp doanh nghiệp, với nhiều lời động viên, hứa hẹn. Vụ Formosa, cuối cùng các cơ quan chức năng cũng miễn cưỡng “nói” theo ý dư luận. Thế giới, bị cô lập, Trung Quốc lại tìm cách xoa dịu các nước Asean. Syria, chiến sự quyết liệt chưa rõ bên nào lợi thế
Chiến đấu cơ J-11B của quân đội Trung Quốc triển khai ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
Chiến đấu cơ J-11B của quân đội Trung Quốc triển khai ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không hình sự hóa các quan hệ kinh tế

Phát biểu khai mạc đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Rào cản còn lớn lắm. Đặc biệt là phải chống tiêu cực, tham những trong bộ máy nhà nước. Tinh thần lớn nhất là không hình sự hóa các quan hệ hành chính và kinh tế”. xem thêm

Chiến hạm “sấm sét” của Pháp sắp cập cảng Cam Ranh

Ngày 2/5 tới, tàu chỉ huy và đổ bộ Tonnerre (Sấm sét) cập cảng quốc tế Cam Ranh. Chiến hạm này được xem như là một sở chỉ huy di động trên biển, tàu sân bay trực thăng, tàu bệnh viện và đổ bộ các lực lượng quân đội bằng đường không hoặc từ hướng biển. xem thêm

Bộ trưởng TNMT: Pháp luật Việt Nam không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải

Trong chuyến thị sát việc xả thải của Formosa Hà Tĩnh, Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà khẳng định, pháp luật Việt Nam không chấp nhận việc đặt ống ngầm xả thải. xem thêm

Đà Nẵng quan trắc liên tục chất lượng nước biển

Chiều 28/4, mặc dù kết quả kiểm nghiệm mẫu nước biển trên địa bàn Đà Nẵng an toàn trong mức cho phép, nhưng thành phố này vẫn quyết định quan trắc liên tục chất lượng nước biển trên địa bàn. xem thêm

Đà Nẵng: Lại phát hiện cá chết dạt vào bờ

Sáng 29-4, một số người dân ở quận Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) phản ánh có nhiều cá chết dạt vào khu vực bờ biển Nguyễn Tất Thành, trong đó có những con to đến hơn 10kg. xem thêm

Gửi Thủ tướng hàng trăm kiến nghị mới về vấn đề đã cũ

Khoảng 50 trang, 10 nhóm vấn đề với hàng trăm nội dung, nhưng hầu hết là những vấn đề đã cũ, đó là tập hợp từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp nhân hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sẽ diễn ra sáng 29/4. xem thêm

Thủ tướng yêu cầu hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng từ vụ cá chết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp phù hợp để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và một số Bộ trưởng đã đến làm việc, kiểm tra trực tiếp vùng bị ảnh hưởng. xem thêm

“Trung Quốc sẽ khống chế hoàn toàn Biển Đông nếu chúng ta cứ ngồi yên“

“Có người cho rằng phải hành động quyết liệt, hành động ngay; có người lại cho rằng phải tỉnh táo quan sát để hành động. Tuy nhiên, tất cả đều chung một quan điểm: Mưu đồ của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông. Chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ thực lực, tinh thần để đối phó”- GS TSKH Vũ Minh Giang nói. xem thêm

Trung Quốc nguy cơ trả giá đắt vì “bom nổ chậm” ở Biển Đông

Lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt với những quyết định khó khăn ở Biển Đông. Bắc Kinh có nguy cơ giành được một số lợi thế về quân sự với cái giá đánh mất hòa bình, chuyên gia James Goldrick phân tích trên trang của Viện Lowy. xem thêm

Trung Quốc đề xuất một tuyên bố cam kết với ASEAN về tranh chấp lãnh thổ

Bắc Kinh đã đề xuất các nước ASEAN ra một tuyên bố chung cam kết tuân thủ những nguyên tắc của thỏa thuận quản lí tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. xem thêm

Mỹ sẽ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sau khi Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam?

Tổng thống Barack Obama sẽ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cũng như đề cập đến hiệp định TPP trong chuyến thăm Việt Nam, theo truyền thông thế giới. xem thêm

Việt Nam sắm 'sát thủ” nào sau khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí

Theo The Diplomat. Tổng thống Barack Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam vào tháng 5 khi ông công du châu Á tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản. Ông sẽ là tổng thống Mỹ thứ 3 thăm Việt Nam, sau Bill Clinton vào năm 2000 và George W. Bush vào năm 2006. xem thêm

Ngoại trưởng Mỹ tiết lộ chuyện xuống dưới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry lần đầu tiên kể chuyện đi xuống bên dưới lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm binh sĩ Mỹ mất tích, trong khi hai bên đang tìm cách bình thường hóa quan hệ nhiều năm trước. xem thêm 

Việt Nam-Ấn Độ “song kiếm hợp bích” ở Biển Đông

VietTimes -- Gần đây, vai trò ngoại giao của Hà Nội đã gia tăng trong tính toán chiến lược của New Delhi. Giữa một “chính sách hướng Đông” của Ấn Độ và một “chính sách hướng Tây” của Việt Nam, cả hai nước có một cơ hội lịch sử để hình thành sự cân bằng quyền lực ở châu Á, National Interest phân tích. xem thêm

Tập Cận Bình nói về cách thức giải quyết tranh chấp Biển Đông

Ngày 28.4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa các nước liên quan. xem thêm

5 nước bãi bỏ trừng phạt chống Nga từ tháng 6/2016

Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 6/2016 tới, một số quốc gia Liên minh châu Âu có kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga, một nguồn tin ngoại giao ở Hy Lạp cho biết. xem thêm

Quân đội Syria tấn công làng Rukabiyah thuộc Đông Ghouta

Ngày 29.04.2016, lữ đoàn 102 Vệ binh Cộng hòa Syrian phối hợp với Hezbollah và Lực lượng vũ trang địa phương (NDF) - bắt đầu giai đoạn hai cuộc tấn công vào Đông Ghouta, đánh vào làng Rukabiyah sau khi cô lập ngôi làng khỏi khu vực chung. xem thêm

Quân đội Syria đánh chiếm cao điểm chiến lược dọc quốc lộ Khanasser-Aleppo

VietTimes -- Lực lượng đặc nhiệm quân đội Syria và Lực lượng Vệ binh Cộng hòa bất ngờ triển khai một trận đánh lớn trên vùng nông thôn Đông Nam Aleppo, tấn công các trận địa của nhóm Al-Qaeda Syria là Jabhat Al-Nusra trên tuyến phòng thủ tại Jabal Hoss. xem thêm

IS tiến hành cuộc tấn công ở Đông Aleppo, hơn 30 chiến binh nộp mạng

VietTimes -- Ngày 28.04.2016, IS tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn trên vùng nông thôn phía đông Aleppo giành lại các khu vực đã bị quân đội Syria đánh chiếm trong 7 tháng qua. xem thêm

Quân đội Syria giải phóng làng Aliyah tỉnh Hama, diệt 14 chiến binh IS

VietTimes -- Ngày 28.09.2016, trung đoàn 555 thuộc sư đoàn cơ giới số 4 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương (NDF) bất ngờ triển khai trận tấn công trên vùng nông thôn phía đông bắc tỉnh Hama, giành lại quyền kiểm soát một ngôi làng trong vùng tạm chiếm của IS. xem thêm

Quân đội Syria thu giữ 5 tấn vật liệu nổ ở vùng Đông Nam tỉnh Aleppo

Ngày 28.04.2016 Quân đội Syria đã chặn một chiếc xe vận tải và bắt giữ lái xe có biểu hiện nghi vấn, khi chiếc xe này cố gắng tìm cách vượt qua một trạm kiểm soát trên vùng Đông Nam Aleppo dọc theo đường Khanasser-Ithriya đến thành phố thủ phủ của tỉnh. xem thêm

Nga sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Indonesia

Công ty cổ phần Rusatom Overseas Inc. của Nga đang có kế hoạch tham gia đàm phán trực tiếp về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Indonesia. xem thêm

VietTimes tổng hợp



Đà Nẵng quan trắc liên tục chất lượng nước biển

VietTimes -- Chiều 28/4, mặc dù kết quả kiểm nghiệm mẫu nước biển trên địa bàn Đà Nẵng an toàn trong mức cho phép, nhưng thành phố này vẫn quyết định quan trắc liên tục chất lượng nước biển trên địa bàn.
Lê Thọ Bình - /
GS. TSKH. Vũ Minh GiangGS. TSKH. Vũ Minh Giang

Ai nói Trung Quốc không có ý đồ độc chiếm Biển Đông là ngụy biện

Giáo sư nhận định như thế nào về tình hình biển Đông hiện nay, khi mà nhà cầm quyền Bắc Kinh đang ngày càng ráo riết thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông?

- Trong mưu đồ và chiến lược độc chiếm Biển Đông của chính quyền Bắc Kinh thì 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một mắt xích có ý nghĩa quyết định. Bởi vì đấy chính là những cứ điểm để Trung Quốc đặt các căn cứ quân sự nhằm khống chế được biển Đông.

Nhận định này không còn là phỏng đoán nữa. Cả thế giới nói rồi. Bây giờ ai không nói như vậy, hoặc nói khác thì chỉ là những người, vì lý do này hay lý do khác, bào chữa cho Trung Quốc, hoặc ngụy biện mà thôi.

Ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là từng bước gặm nhấm các đảo ở trong khu vực Biển Đông để xây dựng các căn cứ quân sự, thực hiện ý đồ lâu dài của họ về giấc mộng Trung Hoa. Đây là điều, xin khẳng định lại, không còn ai nghi ngờ nữa. Người Việt Nam chúng ta phải biết điều đó. Chúng ta phải nhận thức được âm mưu thâm độc của Bắc Kinh là như vậy.

Để thuận tiện cho việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông Trung Quốc cũng đang ra sức ve vãn, chia rẽ các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước ASEAN…

- Hiện Trung Quốc đang vận động nước này, nước kia, người này, người kia chống lại phán quyết của Tòa án Quốc tế nhân việc Philippine đưa họ ra tòa, và trên thực tế, họ cũng đã vận động được vài nơi rồi. Chuyện đó không khó hiểu. Trong cục diện quốc tế vô cùng phức tạp như hiện nay, nhiều người cũng chỉ nói những câu “ba phải” đại loại như “vấn đề này thì không nên quốc tế hóa”, “vấn đề kia thì hai bên nên ngồi lại đàm phán với nhau”, “quốc tế hóa vấn đề này nó phức tạp ra”v.v. Trung Quốc cũng chỉ cần có thế thôi. Và cũng chỉ cần nói những câu như vậy là họ có thể nhận được rất nhiều viện trợ từ phía Trung Quốc rồi.

Hai khuynh hướng, một quan điểm

Hiện nay trong xã hội ta đang có hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất cho rằng, Việt Nam cần phải hành động ngay, hành động quyết liệt. Khuynh hướng thứ hai lại cho rằng, tình hình Biển Đông là nghiêm trọng, nhưng vẫn ở trong tầm kiểm soát, cần phải bình tĩnh theo giõi chặt chẽ để hành động. Giáo sư có thể phân tích cụ thể hai khuynh hướng này không?

- Mỗi loại ý kiến đều có lý của họ. Luồng ý kiến cho rằng tình hình Biển Đông hiện nay là hết sức nguy hiểm do những hành động ngày càng trắng trợn của nhà cầm quyền Trung Quốc, đe dọa an ninh và phát triển của Việt Nam. Sự lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở và chính đáng.

Như tôi đã nói ở trên, mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã rõ, không có ai nghi ngờ điều đó. Điều mà nhiều người lo lắng là Trung Quốc đang từng bước tiến tới chiếm hết các đảo trên quần đảo Trường Sa, vì quần đảo Hoàng Sa cho đến năm 1974, họ đã chiếm hết không còn sót một hòn đảo nào nữa rồi.

Hoàng Sa là quần đảo mà chúng ta có đầy đủ nhất về cơ sở pháp lý thì hoàn toàn nằm trọn trong tay Trung Quốc. Thậm chí bây giờ họ đã đưa dân ra làm ăn sinh sống ngoài đó rồi.

Còn quần đảo Trường Sa liên quan đến 5, 6 bên. Bởi vì đấy là quần đảo còn rất nhiều bãi san hô chưa nổi lên mặt nước. Vừa qua Trung Quốc đã chiếm 6 đảo, đá trên quần đảo này thuộc lãnh thổ của ta. Họ đã và đang gia cố, mở rộng, bồi lấp thêm ra để trở thành đảo nhân tạo và nguy hiểm hơn là họ đã đưa vũ khí ra để thiết lập các căn cứ quân sự ở đấy.

Tin tức 24h: Biển Đông, Trung Quốc “ôm bom nổ chậm”; Thủ tướng cảnh báo không “hình sự” doanh nghiệp; Việt - Ấn “song kiếm hợp bích; Syria, chiến sự quyết liệt ảnh 2Trung Quốc mới đây đã ngang nhiên đáp máy bay quân sự xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thách thức khu vực và cộng đồng quốc tế

Đây là hồi chuông báo động rằng Trung Quốc đang làm tới, làm cấp tập, thực hiện bằng được ý đồ của mình trước khi có phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực LHQ (PCA), Tòa La Haye theo đơn kiện của Philippines, đặt quốc tế và các nước có liên quan vào chuyện đã rồi.

Luồng ý kiến thứ nhất còn cho rằng với những bước đi đã qua, không khó để hình dung ra những bước đi tiếp theo của Trung Quốc. Đó là sắp tới Trung Quốc có thể vũ trang các tàu đánh bắt cá, lấp ló đằng sau đó là các tàu chiến, hải cảnh. Họ sẽ thực hiện những hành động mang tính khiêu khích, thậm chí là đụng độ. Nếu xung đột vũ trang xảy ra, Trung Quốc sẽ lợi dụng để gây chiến, đánh chiếm các đảo còn lại của Việt Nam.

Bởi vì trước đây, khi chiếm các đảo ở Trường Sa, họ cũng hành xử theo những cách như vậy. Thậm chí năm 1988 họ còn tàn bạo dùng súng to, súng nhỏ bắn cả những người đang trôi nổi trên biển. Khuynh hướng này còn lo ngại với cái đà này thì lần lượt các đảo của Việt Nam sẽ bị Trung Quốc chiếm hết, khống chế hoàn toàn Biển Đông, nếu Việt Nam chúng ta cứ ngồi yên không có đối sách hợp lý.

Vậy còn luống ý kiến thứ hai- luồng ý kiến cho rằng, cần hết sức thận trọng, nghe ngóng, giữ nguyên hiện trạng như hiện nay để ổn định chính trị, giữ vững hòa bình, phát triển đất nước?

- Khuynh hướng thứ hai trông có vẻ như là không nêu ra những ý kiến đầy lo âu theo kiểu cảnh báo (như khuynh hướng chúng ta vừa phân tích) thì cũng không hẳn là không biết, nhưng nó có một sợ dây mong manh giữa việc giữ yên hiện trạng, hiểu theo nghĩa là không chiếm thêm đảo (chứ còn các đảo đã chiếm rồi họ chẳng giữ yên, họ cải tạo, rồi họ nhân tạo hóa) với việc chiếm thêm các đảo khác. Đây chính là “đòn cân não”, tính toán như thế nào đấy để Trung Quốc không lấy cớ chiếm tiếp các đảo khác nữa.

Cần phải hiểu rằng, các cuộc chiến tranh trước đây trên đất liền, chúng ta không sợ bất cứ một đội quân nào, kể cả kẻ thù mạnh nhất. Nhưng chiến tranh trên biển lại là một thử thách hoàn toàn khác. Chúng ta đang tích cực ra sức tăng cường lực lượng hải quân, không quân, lực lượng phòng thủ bờ biển, như pháo tầm xa, tên lửa tầm xa. Trong bối cảnh hiện nay, nếu nổ ra một cuộc chiến tranh, thì theo tôi chưa phải là lúc có lợi cho Việt Nam.

Thì đấy chính là cách giải thích tại sao lại có một khuynh hướng cho rằng chúng ta phải rất thận trọng, mà đôi khi khuynh hướng khác lại nhìn nhận như là một sự nhún nhường.

Nếu như chúng ta nhớ lại cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông Thế kỷ thứ 13 thì thấy rằng Nhà Trần lúc đầu hết sức kiềm chế. Lúc ấy Vua tôi nhà Trần đã phải nhẫn nhục trước sứ thần của nhà Nguyên. Thậm chí Sứ thần đi vào cổng Tử Cấm Thành, lính Thánh dực (lính canh Tử Cấm Thành) ra ngăn lại, chúng không những không dừng lại mà còn lấy roi ngựa quất vào mặt lính Thánh dực. Thế rồi cuối cùng cũng phải để cho chúng vào.

Thì đấy là lúc mà cha ông ta muốn kiềm chế đến mức cao nhất để trì hoãn một cuộc chiến tranh nổ ra. Còn khi chiến tranh nổ ra thì, như chúng ta đã biết, chỉ bằng trận Bạch Đằng giang, Nhà Trần đã tiêu diệt quân Nguyên Mông và từ đấy thì chúng không dám xâm lược nước ta nữa.

Hay như tình thế năm 1946, lúc đó Chủ tịch Hồ Chí Minh phải đứng trước quốc dân đồng bào để nói một câu là “Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước”. Bởi vì nhiều người nghĩ rằng Hồ Chí Minh ký một loạt các hiệp ước, hòa ước chấp nhận cái này, nhượng bộ cái kia là phản bội lại lợi ích dân tộc. Đấy là khi cần hòa hoãn. Còn một khi toàn quốc kháng chiến rồi thì Bác Hồ ra lời hiệu triệu: “… Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!"

Quay lại chuyện ngày hiện nay. Với tình hình Biển Đông hiện nay, chúng ta phản đối Trung Quốc ở một mức độ chừng mực, cần thiết, đủ tính nghiêm khắc về mặt ngoại giao. Xét về mặt ngoại giao thì đây là cuộc đấu tranh kiên trì và bền bỉ. Theo luật pháp quốc tế thì như thế là chúng ta thực thi và bảo vệ chủ quyền liên tục.

Tin tức 24h: Biển Đông, Trung Quốc “ôm bom nổ chậm”; Thủ tướng cảnh báo không “hình sự” doanh nghiệp; Việt - Ấn “song kiếm hợp bích; Syria, chiến sự quyết liệt ảnh 3

Tham vọng “bá chủ biển Đông” của Trung Quốc sẽ gây ra những hệ lụy khó lường

Không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm!

Nhưng nếu khuynh hướng này cứ nghĩ như vậy thì Trung Quốc đâu có dừng việc từng bước lấn chiếm biển Đông, gặm nhấm cho đến khi chiếm hết các đảo ở Trường Sa. Chẳng lẽ chúng ta cứ ngồi nhìn và coi như chuyện đã rồi sao, thưa Giáo sư?

- Chúng ta không để cho Trung Quốc muốn làm gì thì làm theo kiểu là tiến thêm nữa. Nếu Trung Quốc liều lĩnh tiến hành chiếm thêm các đảo thuộc chủ quyền của chúng ta nữa thì tức khắc chúng ta phải hành động cứng rắn để bảo vệ chủ quyền của chúng ta. Chúng ta đang chăm chú theo dõi để nếu họ có thêm bước đi phiêu lưu hơn nữa thì lúc đó chúng ta sẽ có những hành động cứng rắn hơn nữa. Còn nếu bây giờ chúng ta có một hành động nào đó thì chính đấy lại là cái cớ để họ lôi chúng ta vào trận chiến như họ muốn. Đó là dã tâm của chính quyền Bắc Kinh.

Đấy là khuynh hướng quan sát, toan tính để có cách thức xử lý vấn đề phức tạp hiện nay trên biển Đông một cách điềm tĩnh và khôn ngoan hơn.

Nhưng cho dù trong xã hội ta hiện nay có khuynh hướng này hay khuynh hướng kia, như chúng ta vừa phân tích, thì tất cả đều có chung một quan điểm là mưu đồ của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đông. Chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ thực lực, tinh thần, ý chí và lực lượng để đối phó với âm mưu đó.

Phải cân bằng được các thế lực

Dự kiến cuối tháng 5 này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam. Liệu đây có phải là thời cơ để Việt Nam thắt chặt hơn nữa quan hệ với Mỹ (như nâng quan hệ hai nước lên tầm chiến lược) để đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông?

- Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Thời cơ là ở chỗ Mỹ cũng có lợi ích ở Biển Đông, khu vực mà lưu lượng tàu bè đi lại rất lớn, tài nguyên dưới đáy biển hết sức phong phú. Mỹ coi đây là lợi ích quốc gia. Còn Trung Quốc coi đây là khu vực mà mình phải chiếm bằng được.

Ngoài sức mạnh vốn có của mình, Mỹ còn có những đồng minh thân cận ở khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và được gần như cả châu Âu họ cũng ủng hộ, họ thực sự là một thế lực lớn. Quan điểm của Mỹ là thế giới đã có luật pháp, Trung Quốc hiện đang chà đạp lên luật pháp quốc tế, công ước quốc tế, luật biển, Mỹ không chấp nhận điều đó. Tức là chúng ta có chính nghĩa, có lực lượng lớn ủng hộ quan điểm của chúng ta. Đó chính là thời cơ thuận lợi cho Việt Nam. Chúng ta phải tận dụng thật tốt thời cơ thuận lợi này.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng đặt ra những vấn đề mà buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để không rơi vào tình thế đối lập với Trung Quốc.

Nhưng nếu cứ lập lờ như vậy, không có mối quan hệ chặt chẽ, thực lòng với Mỹ thì làm sao họ có thể ủng hộ chúng ta được?

- Chúng ta hãy nhớ lại bài học lịch sử. Trong quá khứ, có lẽ chưa có liên minh nào chặt chẽ với nhau như Mỹ và Việt Nam Cộng hòa thời chiến tranh Việt Nam. Nhưng khi Mỹ nhìn thấy có thể có lợi từ Trung Quốc sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thì Mỹ liền vứt bỏ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Không chê trách họ được, vì lợi ích quốc gia là ưu tiên số 1. Nước nào cũng vậy thôi.

Chính vì vậy cái thế của mình là làm sao phải cân bằng được các thế lực. Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama tới đây thì tôi tin chắc chắn là các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ có những phương thức như thế nào đó để nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, nhưng cũng không đặt Việt Nam vào thế đối địch với Trung Quốc.

Xin cám ơn giáo sư!

Tin liên quan

BÌNH LUẬN

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
  • tối thiểu 10 chữ
  • tiếng Việt có dấu
Đông
tôi rất đồng tình với suy nghĩ của GS.TSKH. vũ Minh Giang. Không một người dân Việt Nam nào chấp nhận tham vọng xâm lược của Trung Quốc. VN cần khẩn trương hơn nữa, đừng để Trung Quốc tự do làm việc đã rồi.....
Trần Ngũ
Hãy xem Nga, Campuchia... Vì quyền lợi quốc gia họ đã quay sang ủng hộ TQ.. Mỹ cũng đã tạm dừng chiến dịch tuần tra Tự Do HH ở biển Đông..Do vậy chúng ta không nên quá hy vọng, trông chờ vào nước ngoài mà phải tự mình tìm ra sách lược để giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Muốn vậy đất nước phải mạnh lên về mọi mặt. Hãy xem Nhật Bản đang bảo vệ các đảo tranh chấp rất kiên quyết vì họ có thực lực.
Tâm Đức
Nếu ngay từ đầu VN cùng Philipin kiện TQ ra Tòa quốc tế về "đường lưỡi bò" phi lý chắc cục diện đã khác. Vì sự nhân nhượng của VN, cộng với sự không thống nhất trong nội bộ ASEAN, TQ ngày càng tìm mọi thủ đoạn chia rẽ ASEAN để phục vụ cho ý đồ độc chiếm Biển Đông. Khi đã thay đổi hiện trạng, khi đã bài binh bố trận bằng việc xây dựng dảo nhân tạo trái phép, đưa vũ khí ra để quân sự hóa, tạo ra thế cờ vây trên BĐ. Khi đó TQ không chỉ dừng lại với độc chiếm BĐ, mà còn tiếp tục thực hiện sự bành trướng với nhiều ý đồ thâm độc nữa. Viễn cảnh đã rõ, VN cần quyết liệt hơn trong đấu tranh với TQ, nhằm ngăn chặn "con tằm bành trướng" gặm nhấm BĐ, đồng thời chuẩn bị tiềm lực quốc phòng, nâng cao cảnh giác để không bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Truong Khac Vy
Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của tác giả. Hãy xem lại cách tiếp cận vấn đề của chúng ta trong những năm qua. Thực tế đã quá rõ về âm mưu chiếm trọn Biển Đông. Đây không chỉ là đường giao lưu QT như những nhà lãnh đạo VN và thế giới đã nói mà còn là con đường sống còn về mặt kinh tế và ANQP. Một khi TQ đã thôn tính xong biển đông, họ sẽ tiếp tục cô lập VN với thế giới bên ngoài từ phía tây, TN (Lào, Campuchia) và phía đông (từ biển đông). Một thế trận thâm hiểm nguy cơ sẽ bóp nghẹt Việt Nam ...
Tôi và người dân Việt chỉ mong sao CP nói và hành động kiên quyết, chớ vì thứ "hữu nghị viển vông" nào đó như một vị lãnh đạo đã nói hoặc bị trói buộc bởi sự giúp đỡ trước đây trong chiến tranh chống Mỹ. Chính VN đã hy sinh xương máu để giành độc lập dân tộc nhưng cũng chính cuộc chiến này đã cứu cánh cho TQ tránh sự bao vây, tiêu diệt của Mỹ. Xét cho cùng chưa biết ai nợ ai! Hãy ngẩng mặt lên với lịch sử và truyền thống quật cường của Cha, Ông chúng ta, quyết không để chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc bị xâm phạm!
Trường Sa
Cám ơn GS phân tích rất thẳng thắn . Lịch sử với bối cảnh hiện nay khó có thể lặp lại. Đảng và Nhà nước cần đưa ra đối sách hợp lý trên tất cả lĩnh vực để huy động sức mạnh toàn dân cùng bảo vệ tổ quốc . " ... là người tôi sẽ chết cho quê hương..."
Phạm thị Trâm
Phải siết chặt quy định về tạm cư tránh tình trạng cài cám nội gián. Rà soát lại việc giao đất cấp đất, rừng, biển để cá quy định rõ ràng chồng chéo để cho nước ngoài lợi dụng cắm rễ sẽ khó xử về sau. Phải tỏ rõ quan điểm để bắt tay với các nước trong khu vực và thế giới để cùng nhau hành động chống tham vọng bá quyền, bành trướng.
le duy thuan
Biết nói gì đây khi âm mưu của TQ quá rõ như vậy. Sao tôi thấy lòng mình đau quá? ko biết đau vì lý do gi nữa?...
TRẦN TÙNG
Nhiều nhận định đều chung một kết luận: "Trung Quốc quyết tâm chiếm đoạt Biển Đông " đó là chiến lược vì an ninh quốc gia ,mưu đồ của nước lớn. Điều bất lợi hiện nay đang gây trở ngại tạm thời làm gián đoạn trong giới cầm quyền Trung Quốc là phản ứng của Hoa kỳ - khối G7, NaTo và nhiều nước trên Thế giới đang đồng loạt lên tiếng phản đối và bên cạnh là sự phán quyết của Tòa Án Quốc Tế trong vụ kiện đường yêu sách phi lý mà TQ áp đặt lên Biển Đông do Philippin khởi kiện . Với tiềm lực quân sự của Trung Quốc thừa sức đè bẹp tiềm lực quân sự của nhưng nước có cùng tranh chấp quyền lợi trên Biển Đông . Không loại trừ nếu cơ hội thuận lợi, Trung Quốc sẽ tổng lực đưa quân đánh chiếm các đảo trong đường lưỡi bò chỉ trong một thời gian ngắn ,để làm được điều đó Trung Quốc sẽ dùng một cuộc trao đổi lọi ích với những nước lớn đặc biệt là Hoa kỳ. Lịch sử quá rõ ràng :Vì lợi ích Quốc gia thì các nguyên tắc cơ bản sẽ bị gạt sang một bên . lúc đó Luật pháp Quốc Tế sẽ vô tác dụng với việc đã rồi của TQ. Trong tình hình này, theo tôi VN cần kịp thời trang bị QP luôn đề cao cảnh giác ,sẵn sàng giáng trả thích đáng khi mà TQ cố tình xâm chiếm biển đảo .
Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là có thật và không bao giờ thay đổi. Việc đó đã được người dân và báo chí phản ánh từ nhiều năm nay rồi. Nếu không kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, không mạnh tay ngăn chặn hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, thì sẽ đến lúc chúng ta chẳng còn gì để bảo vệ, chẳng còn gì để giữ trên Biển Đông, kinh tế biển của Việt Nam sẽ bị xóa sổ, chúng ta chẳng khác nào kẻ bị giam hãm trong sự kìm hãm của "cai ngục" phương bắc....
Hue Nguyen
Đối với Trung Quốc chúng ta đang có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, thế mà họ vẫn đánh chiếm một số đảo của và khống chế VN trên nhiều lĩnh vực, thì đối với Mỹ là nước cũng đang góp phần vào sự cân bằng quân sự với TQ ở biển Đông, có lợi cho ta bảo vệ chủ quyền biển đảo thì cớ gì chúng ta không có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ.