|
ông Tim Cook,CEO của Apple (Ảnh AP) |
Hiện nay, Apple đã đạt được cột mốc cực kỳ đáng nể, trở thành tập đoàn được định giá 1 nghìn tỷ USD đầu tiên ở Mỹ. Thành tựu đó có được một phần rất lớn nhờ công của CEO Tim Cook.
Tuy nhiên, khi lần đầu tiên được bổ nhiệm lên vị trí này, Tim Cook là một dấu hỏi lớn. Ông chưa từng nắm giữ vị trí lãnh đạo một tập đoàn lớn và quan trọng như Apple. Nhưng điều mà nhiều người không biết đó là Apple sẽ không thể đạt được vị thế như hiện nay nếu không có sự phục vụ đằng sau của Tim Cook dưới triều đại Steve Jobs.
Timothy Donald Cook (tên thường gọi là Tim Cook) sinh ra ở Mobile, Alabama, Mỹ ngày 1/11/1960. Ông lớn lên ở Robertsdale, và học phổ thông ở đây.
|
Niên giám trường phổ thông Robertsdale (Ảnh AL.com)
|
Bố của ông, Donald Cook, là một công nhân đóng tàu. Và mẹ của ông, bà Geraldine Cook làm việc tại một cửa hàng dược phẩm.
|
Ảnh Wikipedia Commons
|
Năm 1982, Tim Cook tốt nghiệp đại học Auburn ở Alabama, chuyên ngành kỹ thuật công nghiệp.
|
Ảnh Auburn University
|
Ngay sau khi tốt nghiệp đại học Auburn, Cook về làm việc tại phòng PC lúc đó mới được thành lập thuộc tập đoàn IBM. Cậu thanh niên Cook từng bước thăng tiến để trở thành giám đốc phụ trách khu vực Bắc Mỹ.
|
Ảnh Twitter
|
Năm 1996, Cook bị chẩn đoán sai là bị bệnh đa xơ cứng. Sau này ông nói chính điều đó đã làm cho ông nhìn nhận thế giới theo một cách khác. Kể từ thời điểm đó, ông đóng góp rất nhiều cho các quỹ từ thiện, thậm chí ông đã tham gia các cuộc đua xe đạp để gây quỹ cho các tổ chức này.
|
Bác sỹ đã đưa ra các chẩn đoán sai cho Cook là bởi ông thường xuyên mang quá nhiều đồ trong ba lô của mình.
12 năm sau, ông rời IBM và nhận lời làm COO tại một công ty có tên là Intelligent Electronics. Năm 1997, ông thậm chí đã giữ chức phó chủ tịch phụ trách vật liệu tại tập đoàn Compaq, lúc đó là một trong những tập đoàn sản xuất PC nổi tiếng nhất thế giới.
|
Ảnh Reuters
|
Trong khi đó, Steve Jobs cũng vừa lên nắm vị trí CEO của Apple, sau khi người tiền nhiệm Gil Amelio bị sa thải. Ông Jobs phải đối mặt với một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là khôi phục lại Apple sau nhiều năm tuột dốc không phanh và tìm kiếm nhân tài cho hội đồng quản trị của ông.
|
Ảnh Reuters
|
Vì thế, Jobs đã tiếp cận Cook, bởi ông nhận định Cook là người giàu triển vọng cho một Apple mới. Ông Cook đã về làm việc cho Apple với vai trò là phó chủ tịch cao cấp phụ trách kinh doanh toàn cầu.
|
Ảnh Flickr
|
Ông Cook sau này đã chia sẻ về cuộc gặp với Steve Jobs lần đầu tiên như sau:
Tính toán cặn kẽ những gì được và mất, thì mọi lý lẽ đều đứng về việc tôi nên ở lại Compaq, và những người hiểu tôi nhất đều khuyên tôi ở lại Compaq… Vào một ngày định mệnh đầu năm 1998, tôi đã nghe theo trực giác của mình, không phải theo lý trí hay theo lời khuyên của những người hiểu tôi nhất … chưa đến 5 phút khi tôi nói chuyện với Steve, tôi đã muốn vứt bỏ mọi lo lắng và logic để nhảy vào làm việc tại Apple. Trực giác của tôi mách bảo tôi rằng vào đầu quân cho Apple là một cơ hội ngàn năm có một để tôi được làm việc cho một thiên tài sáng tạo, và tham gia vào một đội ngũ quản trị có đầy đủ khả năng làm sống lại một tập đoàn vĩ đại của Mỹ.
Đó cũng là một quyết định rất khó khăn đối với ông Jobs. Năm 1997, Apple là luôn là đối tượng bị châm chọc trong ngàng công nghệ Mỹ: Michael Dell, người sáng lập và là CEO của tập đoàn sản xuất máy tính Dell Inc, một trong những đối tác thân cận nhất của Microsoft từng nói rằng “nếu ở vào vị trí của Steve Jobs, tôi sẽ ngay lập tức đóng cửa Apple và trả lại tiền cho các cổ đông”.
|
Ảnh Getty Images
|
Một trong những bước đi táo bạo đầu tiên của Tim Cook đó là ông đóng cửa các nhà máy và kho chứa đồ của Apple, thay vào đó, ông ký hợp đồng với các nhà sản xuất linh kiện để họ làm việc này, như vậy các sản phẩm được sản xuất ra với số lượng lớn và vận chuyển nhanh hơn.
|
Ảnh Reuters
|
Tim Cook từng nói về vai trò của mình: “Bạn muốn quản lý nó như trong ngành sản xuất sữa. Nếu nếu như để quá hạn sử dụng dù chỉ một ngày, bạn đang gặp vấn đề.”
Bước vào năm 2005, ông Cook đã thực hiện nhiều vụ đầu tư quan trọng, đặt nền tảng cho tương lai của tập đoàn sau này, trong đó có việc hình thành các hợp đồng giao dịch quan trọng với các nhà sản xuất bộ nhớ flash, thành phần cơ bản của bộ nhớ máy tính, đặt nền tảng cho các sản phẩm iPhone và iPad sau này.
|
Ảnh AP
|
Sự tiên liệu trước này của Cook đã buộc các đối thủ cạnh tranh của Apple khi muốn sản xuất các sản phẩm điện thoại và máy tính bảng riêng của mình, họ phải cạnh tranh để giành giật những nguồn lực và thành phần ít ỏi mà Apple đã bỏ lại.
|
Nhờ năng lực quản lý tuyệt vời của mình, vị thế của ông trong tập đoàn lên như diều gặp gió. Apple đi vào quỹ đạo phát triển nhanh chóng và đạt được lợi nhuận rất lớn, và Cook giành được rất nhiều sự tín nhiệm.
|
Ảnh Reuters
|
Nhưng khi mà ảnh hưởng của ông trong tập đoàn đã lớn, Cook lại trở nên nổi tiếng vì phong cách của một người lãnh đạo không có khoan dung, luôn yêu cầu không ngừng nghỉ, ông sẵn sàng tổ chức các cuộc họp kéo dài nhiều giờ đồng hồ cho đến khi tìm được hướng đi đúng đắn, gửi email bất cứ thời gian nào và luôn muốn nhận được thư trả lời nhanh nhất.
|
Ảnh Getty Images
|
Năm 2007, Apple giới thiệu chiếc điện thoại iPhone đầu tiên ra thế giới, đây là sản phẩm đã làm thay đổi mọi thứ.
|
Ảnh Getty Images
|
Cùng năm đó, Jobs đã đưa Cook tiệm cận hơn vào vị trí nòng cốt trong công ty khi bổ nhiệm ông làm COO. Vì thế, nhiều thông tin nội bộ trong Apple cho biết chính Tim Cook đã đảm nhiệm phần lớn các công việc tại Apple, còn Steve Jobs chỉ đưa ra các quyết định sản phẩm quan trọng.
|
Ảnh Reuters
|
Khi nắm giữ vị trí COO, Tim Cook xuất hiện nhiều hơn tại các sự kiện lớn, gặp gỡ các thành viên ban quản trị, khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
|
Ảnh Getty Images
|
Năm 2009, Tim Cook được bổ nhiệm làm CEO tạm thời thay Steve Jobs khi ông Jobs gặp phải vấn đề về sức khỏe. Năm 2003, Steve Jobs cũng đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy, và lúc này căn bệnh mới bắt đầu gây nguy hiểm.
|
Ảnh Getty Images
|
Năm 2009, Cook đã đề nghị hiến tặng một phần lá gan của mình cho Jobs, bởi hai người đều có chung một nhóm máu hiếm. Nhưng chính Steve Jobs đã thẳng thừng từ chối điều này. “Tôi sẽ không bao giờ để cậu làm điều đó. Tôi sẽ không bao giờ làm như thế”, Steve Jobs nói.
|
Ảnh Getty Images
|
Tháng 1/2011, Cook một lần nữa đảm nhiệm vị trí CEO tạm thời tại Apple khi ông Jobs lại phải nghỉ điều trị vì vấn đề sức khỏe. Tháng 8/2011, Steve Jobs từ nhiệm để tập trung điều trị vấn đề sức khỏe của mình, và Tim Cook trở thành CEO chính thức của Apple.
|
Ảnh AP
|
Khi Steve Jobs qua đời vào tháng 10/2011, Tim Cook đã cho treo cờ rũ trong khuôn viên Apple để tưởng nhớ đến vị CEO tiền nhiệm.
|
Ảnh Wikipedia Commons
|
Khi Steve Jobs qua đời, Tim Cook đã gặp phải một số vấn đề trước cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm. Đặc biệt là khi iPhone trở thành chiếc điện thoại được yêu thích nhất trên thế giới, và Jobs được vinh danh là một trong những vị CEO vĩ đại nhất trong lịch sử. Đã có rất nhiều nghi ngờ về việc liệu Apple có thể tiếp tục giữ được sự phát triển dưới triều đại Tim Cook hay không.
|
Ảnh AP
|
Cook vẫn giữ lại nhiều truyền thống quan trọng của Apple, trong đó có việc mời các ngôi sao nhạc rock như là Foo Fighters tham gia các sự kiện lớn của công ty.
|
Ảnh Reuters
|
Và câu nói nổi tiếng “One more thing” của Steve Jobs khi công bố những sản phẩm mới của Apple.
|
Ảnh Reuters
|
Nhưng cũng có một số thay đổi dưới triều đại của Tim Cook. Điển hình nhất là Scott Forstall, cựu phó chủ tịch Apple phụ trách về hệ điều hành iOS, đã từ chức năm 2012.
|
Ảnh Reuters
|
Dù vậy, Cook vẫn giữ những thói quen sinh hoạt khá kín tiếng của mình. Người ta chỉ biết là ông thích đi bộ đường dài, đạp xe đạp, và tập thể dục, nhưng ông chưa bao giờ đặt chân vào phòng tập gym trong khuôn viên Apple, và cũng không thấy ông chia sẻ nhiều về cuộc sống gia đình mình.
|
Ảnh Getty Images
|
Mặc dù vậy, năm 2014, Tim Cook đã chấm dứt nhiều câu hỏi tò mò trong những năm qua khi công bố mình là người đồng tính trên tạp chí Bloomberg Businessweek. Điều đó làm cho ông trở thành CEO công khai đồng tính đầu tiên của một tập đoàn trong top Fortune 500.
|
Ảnh AP
|
Và năm 2015, Apple phát hành đồng hồ thông minh Apple Watch, một sản phẩm mới hoàn toàn đầu tiên của Apple trong thời kỳ hậu Steve Jobs.
|
Ảnh AP
|
Hiện nay, Apple đã được định giá 1 nghìn tỷ USD – công ty đầu tiên và duy nhất tại Mỹ cho đến nay đạt được cột mốc đó. Để hiểu hơn về vai trò của Tim Cook, ta cần biết rằng, Apple chỉ được định giá vào khoản 330 tỷ USD khi Steve Jobs qua đời.
|
Ảnh AP
|
Theo Business Insider