Ngành dược là một trong số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ hưởng lợi khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thông qua.
Bên cạnh đó, ngành dược trong nước cũng được hưởng lợi từ xu hướng (1) tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe, và (2) chuyển dịch từ thuốc ngoại sang thuốc nội tại các cơ sở y tế.
Tuy nhiên, theo VCSC, tăng trưởng chậm của nhiều công ty dược niêm yết trong năm 2018 đã cho thấy quá trình chuyển dịch này có thể sẽ mất nhiều năm. Báo cáo cũng lưu ý rằng, đối với ngành dược, người chiến thắng cần phải có cơ sở sản xuất chất lượng, một đối tác chiến lược hữu ích, và có giải pháp cho đầu ra.
Công ty chứng khoán này chỉ ra một số xu hướng chính trong lĩnh vực dược phẩm.
Theo UNFPA, mặc dù Việt Nam vẫn còn trong cơ cấu dân số vàng, nhưng đã bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2017. Báo cáo từ Ngân hàng Thế giới cũng cảnh báo quá trình già hóa tại Việt Nam sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn: chỉ khoảng 15 năm và hoàn tất trước 2040. Dân số già đi đồng nghĩa chi tiêu chăm sóc sức khỏe sẽ nhiều hơn.
Mặt khác, theo BMI, doanh số của thị trường dược phẩm Việt Nam là 5,3 tỷ USD trong đó doanh số trong kênh bệnh viện chiếm 70%. Thêm vào đó, VCSC dự báo rằng chính phủ sẽ phải tăng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe trong những năm tới. Đó là điều đã diễn ra ở Trung Quốc, và khả năng cao sẽ lặp lại ở Việt Nam. Điều này đồng nghĩa các công ty tập trung bán hàng vào kênh bệnh viện sẽ hưởng lợi nhiều hơn.
Thứ ba, thuốc nội thay thế thuốc ngoại- xu hướng tất yếu. VCSC dự báo chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tăng cao chỉ còn là vấn đề thời gian. Điều này đòi hỏi chính phủ cần kiểm soát chi phí tốt hơn, và cũng là để kiểm soát lạm phát. Do đó, giảm chi phí và nâng cao hiệu suất điều trị tại các cơ sở y tế là xu hướng tất yếu. Một trong những giải pháp đó là khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng thuốc nội thay vì thuốc nhập khẩu, thông qua các chính sách mà Chính phủ đã và đang thực hiện./.