Mời độc giả theo dõi danh sách chi tiết tại đây
Chiều 9/6, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã họp báo công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV. Theo công bố của hội đồng bầu cử quốc gia, kết quả tổng quát như sau:
Tổng số cử tri cả nước: 67.485.482 cử tri. Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu: 67.049.091 cử tri, đạt 99,35%.
Tổng số người ứng cử ĐBQH khóa XIV là 870 người. Tổng số đại biểu trúng cử ngay trong ngày 22/5/2016 và bầu cử thêm ngày 29/5/2016 ở Cần Thơ là 496 người (bầu thiếu 4 đại biểu Quốc hội ở 4 tỉnh Sóc Trăng, Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, mỗi tỉnh thiếu 1 đại biểu so với số được phân bổ). Trong đó:
Đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương giới thiệu: Có 182 người trúng cử (tỷ lệ 36,70%), ít hơn so với dự kiến 15 người (Khóa XIII là 33,4%).
Đại biểu do các cơ quan, tổ chức ở địa phương giới thiệu: 312 người (tỷ lệ 62,90%). Đại biểu tự ứng cử: 2 người (tỷ lệ 0,4%); giảm 0,4% so với khóa XIII (khóa XIII có 4 người).
Đại diện Hội đồng bầu cử quốc gia, ông Trần Văn Túy cho biết, tổng số cử tri cả nước gần 67,5 triệu, tổng số tham gia bỏ phiếu là hơn 67 triệu, đạt 99,35%. Trong đó tỉnh Thừa Thiên - Huế cao nhất với 99,99%, Yên Bái 99,98%, Quảng Nam và Bình Thuận 99,97%, Lai Châu 99,96%...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được 86,47% số phiếu bầu, Chủ tịch nước Trần Đại Quang được 75,08%, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được 99,48%, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân được 91,46%. Bí thư Thành uỷ Hà Nội Hoàng Trung Hải đạt tỷ lệ phiếu 87,16%. Bí thư Thành uỷ TP HCM Đinh La Thăng đạt tỷ lệ phiếu 85,02%.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trúng cử với tỷ lệ phiếu cao nhất, đạt 99,48%. Trước đó, ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 12 (năm 2007) tại Hải Phòng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt số phiếu cao nhất với 99,07%.
Về cơ cấu kết hợp:
Đại biểu là người dân tộc thiểu số: 86 người (tỷ lệ 17,3%)
Phụ nữ: 113 người (26,80%);
Đại biểu là người ngoài Đảng: 21 người (tỷ lệ 4,20%);
Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): 71 người (14,30%);
ĐBQH khóa XIII tái cử: 160 người (32,3%);
ĐBQH tham gia Quốc hội lần đầu: 317 người (63,90%);
Đại biểu tự ứng cử: 2 người (tỷ lệ 0,4%);
Trình độ: Trên đại học 310 người (62,50%); đại học: 180 người (36,3%); dưới đại học (1,20%).
Trả lời câu hỏi của PV về lo ngại tỷ lệ đại biểu tái cử tương đối thấp (số đại biểu tái cử chỉ là 160 người, đạt 32,30%) sẽ ảnh hưởng gì đến tính chuyên nghiệp, hiệu quả và kết quả hoạt động của Quốc hội không khóa XIV(?), ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Trưởng tiểu ban nhân sự và giải quyết khiếu nại tố cáo, khẳng định "việc này không ảnh hưởng gì đến kết quả hoạt động của Quốc hội khóa XIV".
Phân tích thêm, ông Hiển cho biết, thực tế trong các kỳ bầu cử Quốc hội trước đây, tỷ lệ đại biểu tái cử cũng chỉ dao động từ 33 – 35%.
"Số tái cử 1/3 này luôn là nòng cốt cho hoạt động của Quốc hội. Còn 2/3 đại biểu tham gia mới đều đủ tiêu chuẩn và trong đó cũng có rất nhiều người tham gia các cơ quan dân cử ở điện phương. Con số 2/3 này luôn đảm bảo Quốc hội có sự tương mới, tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân", Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho hay.
1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đạt tỷ lệ 99,48%.
2. Phó thủ tướng Trương Hoà Bình, 81,19%
3. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, 95,32% 4.
4. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, 83,44%
5. Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch, 95,87%
6. Bộ trưởng Công an Tô Lâm, 95,16%
7. Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, 84,89%
8. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Đỗ Văn Chiến, 79,83%
9. Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, 88,24%
10. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, 84,02%
11. Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng, 95,44%
12. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, 65,55%
13. Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long, 75,22%
14. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, 81,88%
15. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, 67,81%
16. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, 75,72%
17. Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, 88,28%
H.V