Thủ tướng Boris Johnson gây sốc và bị chỉ trích dữ dội khi dẫm lên quốc kỳ Anh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Dẫm chân lên lá cờ Thánh George đại diện cho nước Anh và cổ vũ cho đội tuyển Anh bằng cách giơ hai tay hướng về phía máy ảnh; Thủ tướng Boris Johnson đã hứng chịu chỉ trích dữ dội.
Hình ảnh Thủ tướng Boris Johnson dẫm chân lên quốc kì Anh để cổ vũ đội tuyển Anh khiến cư dân mạng Anh nổi giận (Ảnh: Twitter@BorisJohnson).
Hình ảnh Thủ tướng Boris Johnson dẫm chân lên quốc kì Anh để cổ vũ đội tuyển Anh khiến cư dân mạng Anh nổi giận (Ảnh: Twitter@BorisJohnson).

Vào ngày 3/7, theo giờ địa phương, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đăng bức ảnh này lên tài khoản Twitter của mình. Lập tức ông bị các cư dân mạng Anh chỉ trích mạnh mẽ. Nhiều người cáo buộc hành động này là xúc phạm quốc kỳ, một số cư dân mạng cho rằng đó là hành động thiếu tôn trọng người Scotland.

Sau khi đánh bại đội tuyển Đức với tỷ số 2-0, đội tuyển Anh đã trở thành ứng cử viên vô địch châu Âu. Vào ngày 4/7, theo giờ Bắc Kinh, tuyển Anh đã đánh bại đội Ukraine với tỷ số 4-0 để tiến vào trận bán kết để giành vé trận cuối cùng tranh chiếc Cúp Vô địch Giải bóng đá vô địch châu Âu. Chiếc vé vào trận bán kết lần này cũng là lần đầu tiên đội tuyển Anh có mặt trong nhóm 4 đội mạnh nhất châu Âu kể từ năm 1996.

Vợ chồng Thủ tướng Anh Johnson xem trận cầu Anh - Scotland tại nhà (Ảnh: Twitter@BorisJohnson).

Vợ chồng Thủ tướng Anh Johnson xem trận cầu Anh - Scotland tại nhà (Ảnh: Twitter@BorisJohnson).

Vào ngày 3/7 theo giờ địa phương, trước khi tuyển Anh bắt đầu chơi trận tứ kết với Ukraine, ông Boris Johnson đã đăng một video trên Twitter, công khai bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với đội tuyển Anh, "ủng hộ tất cả các giá trị và sự đa dạng của đất nước chúng ta. Tất cả chúng tôi đứng phía sau các bạn”.

Trong video, Thủ tướng Johnson đứng trên lá cờ Thánh George đại diện cho nước Anh. Sau khi phát biểu những lời ủng hộ, ông ngồi xổm xuống và ký vào lá cờ. Boris Johnson nói rằng ông muốn xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong và ngoài sân cỏ và tạo ra một môi trường bao dung và thú vị cho tất cả mọi người.

Trận cầu giữa hai đội Anh và Scotland (Ảnh: AP).

Trận cầu giữa hai đội Anh và Scotland (Ảnh: AP).

Sau bản tweet này, ông Johnson đã thêm hashtag “#SignYourSupport” (ký tên ủng hộ), đây là hoạt động ủng hộ bóng đá sân cỏ do Liên đoàn Bóng đá Anh (FA) và Hiệp hội kiến ​​trúc Anh đồng khởi xướng. Mỗi một chữ ký, họ sẽ quyên góp 1 bảng Anh cho quỹ liên quan, với giới hạn quyên góp là 50.000 bảng Anh. Trang giới thiệu sự kiện nói rằng hoạt động thu thập chữ ký nhằm mục đích xây dựng một xã hội tôn trọng lẫn nhau.

Vài giờ sau đó, ông Johnson lại đăng một bức ảnh khác với góc nhìn tương tự như trong video này, với dòng chữ "Come on, England!" ( Cố lên, đội tuyển Anh!).

Mặc dù ông Johnson khẳng định hành vi của mình là thể hiện sự "tôn trọng" nhưng rõ ràng cư dân mạng Anh không hề cảm nhận được điều đó. Hai dòng tweet của Johnson đã bị cư dân mạng chỉ trích dữ dội, một số cư dân mạng cho rằng hành động giẫm lên quốc kỳ của ông là thiếu tôn trọng. "Ông ta đang dẫm lên trên lá cờ của nước Anh? Hãy bỏ ngay đôi chân bẩn thỉu khỏi lá quốc kỳ", "Luôn miệng nói yêu nước, nhưng ông ta dẫm lên lá cờ với đôi chân bẩn thỉu của mình, như thể nó chỉ là một tấm thảm chùi chân ...".

Cổ động viên Anh phấn khích khi đội Anh thắng đội Đức (Ảnh: AP).

Cổ động viên Anh phấn khích khi đội Anh thắng đội Đức (Ảnh: AP).

Ông Paul Johnson, cựu phóng viên của The Guardian, đã trực tiếp chế nhạo tuyên bố cá nhân của Johnson rằng “Tôi không ủng hộ tư thế chính trị”. Sau khi chiến dịch “Black Lives Matter, BLM” (Mạng sống của người da đen cũng là mạng" lan sang Anh, một số người đã quỳ một chân để tham gia các hoạt động chống phân biệt đối xử. Ông Johnson từng mô tả đó là "tư thế chính trị" và bày tỏ quan điểm phản đối điều này.

Một số người khác đã cáo buộc ông Johnson đã không thể hiện đủ sự ủng hộ đối với các đội tuyển xứ Wales và Scotland. Ông Aamer Anwar, một luật sư nổi tiếng người Scotland và là Hiệu trưởng Trường Đại học St Andrews, đã phàn nàn: “Cả người Scotland và xứ Wales đều muốn biết tại sao một người luôn tuyên bố ủng hộ sự đoàn kết lại luôn không nhất quán trong lời nói và việc làm của mình?”.

Người hâm mộ Scotland tới London xem trận cầu giữa hai đội tuyển Anh và Scotland (Ảnh: AP).

Người hâm mộ Scotland tới London xem trận cầu giữa hai đội tuyển Anh và Scotland (Ảnh: AP).

Tờ The National – cơ quan truyền thông độc lập của Scotland viết: "Chúng tôi đã tìm kiếm bức ảnh của cựu Thủ tướng David Cameron chụp với lá cờ của xứ Wales khi đội tuyển xứ Wales lọt vào bán kết Giải vô địch châu Âu năm 2016, nhưng đã không thể tìm thấy”.

Liên quan đến các trận cầu được tổ chức tại Anh, Cơ quan Y tế Công cộng Scotland trước đó, ngày 30/6, thông báo Scotland đã ghi nhận 1.991 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 liên quan đến giải UEFA EURO 2020. Trong số đó, 2/3 số bệnh nhân cho biết họ từng đến London ngày 18/6 để xem trận đấu giữa hai đội tuyển Anh và Scotland.

Trong số các trường hợp xác nhận được Cơ quan Y tế Công cộng Scotland công bố, trong số 1.991 bệnh nhân được xác nhận đã đến London, có tổng cộng 397 người đã vào sân vận động Wembley để xem trận đấu giữa Anh và Scotland hôm 18/6, số còn lại tuy đến London nhưng không phải là những khán giả ở trong sân vận động Wembley.

Dữ liệu cũng cho thấy gần 3/4 số ca tức là 1.470 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận liên quan đến trận cầu này. Tất cả các bệnh nhân đều là những người trong độ tuổi từ 20 đến 39, trong đó 9/10 là nam giới.