|
Ảnh minh họa. Nguồn: AndroidPit |
1. Tìm hiểu điểm truy cập Wi-Fi tốt nhất
Một cách đơn giản để làm điều này là sử dụng ứng dụng Wi-Fi analyzer với ba chức năng hữu ích. Thứ nhất ứng dụng cung cấp các kênh tốt nhất để sử dụng cho mạng lưới cụ thể của bạn và cho phép tối ưu hóa mạng. Thứ hai, nó đánh giá mạng nào trong khu vực có kết nối ổn định nhất. Cuối cùng, nó cung cấp truy cập dễ dàng vào các thông tin mạng như địa chỉ IP, cổng mạng, DNS... Nếu đồ thị Wi-Fi analyzer càng gần -47 dBm thì bạn đang ở khu vực có sóng mạnh, ngược lại nếu cường độ yếu thì bạn phải di chuyển xung quanh nơi ở để tìm vị trí tốt nhất khi kết nối Wi-Fi.
2. Kiểm tra xem ốp điện thoại có đang chặn tín hiệu
Nhiều ốp điện thoại làm cho tín hiệu Wi-Fi tồi tệ hơn, đặc biệt là ốp được làm từ kim loại. Để xem ốp của bạn có ảnh hưởng đến tín hiệu Wi-Fi của bạn không, hãy test tốc độ Ookla khi không có ốp, sau đó ở cùng một vị trí, đặt ốp vào và thử lại. Nếu bạn thấy có sự khác biệt về tốc độ khi sử dụng ốp, bạn nên xem xét các lựa chọn thay thế ốp khác hoặc không sử dụng ốp.
3. Vị trí đặt Router
Đôi khi vị trí của Router sẽ quyết định đến chất lượng sóng mạnh hay yếu. Nếu bạn thường xuyên gặp phải trường hợp điện thoại người bên cạnh lúc nào cũng bắt sóng và truy cập khỏe như trâu, còn trên smartphone của mình thì như rùa bò, thì có thể vị trí đặt Router và vị trí sử dụng điện thoại không phù hợp, tín hiệu Wi-Fi được phát ra đã bị chặn hoặc hấp thụ gần hết trước khi đến điện thoại của bạn.
Ứng dụng Wi-Fi FDTD solver cho phép bạn xem ngay lập tức tín hiệu router đang hoạt động như thế nào. Sau khi cài đặt bạn khởi động ứng dụng > Chọn vị trí đặt Modem cần mô phỏng > Nhập vào các thông số (ảnh trên) > Nhấn vào Run để bắt đầu. Công cụ này sẽ giúp bạn biết được nên đặt thiết bị phát Wi-Fi ở đâu để smartphone nhận được tín hiệu tốt nhất.
4. Tạo chảo thu sóng truyền thống
Nếu các cách trên đều không thể khắc phục được vấn đề, có thể bạn sẽ cần đến phương pháp khá cũ là tự tạo chảo thu sóng, nó sẽ giúp bạn trong trường hợp smartphone chỉ bắt được 1 cột sóng Wi-Fi và chất lượng kết nối quá kém.
Bạn chỉ cần kiếm cho mình 1 cái bát hoặc vật dụng bằng kim loại có hình dáng giống như chảo thu sóng parabol. Sau đó hướng về nguồn phát WI-Fi và đặt điện thoại ở mặt trước chảo để sử dụng.
5. Thay đổi băng tần nhận sóng trên smartphone thành 5 Ghz
Hầu hết các thiết bị Android đều có thể chạy băng tần 5GHz, cũng như băng tần cũ 2,4 GHz. Điều đó có nghĩa là gì? Trên các tần số cao hơn, như 5 GHz, có nhiều không gian trống hơn trên quang phổ. Có 23 kênh tốc độ 20 MHz trên tần số 5 GHz, nhiều hơn so với 14 kênh được cung cấp trên tần số 2,4 GHz. Bởi vì các kênh không chồng chéo, bạn có thể nhận được tín hiệu tốt hơn trên Wi-Fi của mình.
Để chuyển điện thoại từ băng tần 2.4 Ghz thành 5 Ghz bạn vào Settings > Wi-Fi > Advanced > Wi-Fi frequency band >Auto và chuyển sang 5.0 Ghz.
6. Cập nhật Firmware cho thiết bị Wifi
Cách dễ nhất để cải thiện hiệu suất của router bằng cách đảm bảo firmware và driver của nó luôn được cập nhật. Bạn nên thường xuyên kiểm tra trang web của nhà sản xuất để tải về các bản cập nhật nhằm đảm bảo cho router luôn trong điều kiện vận hành tốt nhất. Để thực hiện điều này vào Settings > About > Software updates.
7. Chủ động tránh kết nối với Wi-Fi kém
Đây là tính năng khá hay và có sẵn trên Android, nếu bạn đang ở vùng phủ sóng có nhiều Wi-Fi mở nhưng không biết sử dụng mạng nào để cho tốc độ kết nối tối đa.
Bạn có thể vào Settings > Wi-Fi> Advanced . Dưới đây bạn sẽ thấy hộp kiểm tra để tránh các kết nối kém.
Hy vọng với những thủ thuật trên sẽ giúp bạn cải thiện được chất lượng Wi-Fi trên smartphone.