Thủ đô bẩn nhất thế giới: dân số 25 triệu người, rác chất cao 17 tầng, bốc mùi

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – New Delhi được mệnh danh là thủ đô bẩn nhất thế giới, dân số 25 triệu người nhưng hầu như không có thùng rác, đống rác cao 17 tầng.
Kinh đô của rác thải - New Delhi. Ảnh: Sohu
Kinh đô của rác thải - New Delhi. Ảnh: Sohu

Nói đến thủ đô của một đất nước, nhiều người sẽ nghĩ đến một thành phố của trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa toàn diện, là mặt tiền của cả nước. Tuy nhiên, không phải thủ đô nào cũng lộng lẫy và giàu có. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một thủ đô được mệnh danh là thủ đô bẩn nhất thế giới, dân số 25 triệu người nhưng hầu như không có thùng rác, đống rác cao 17 tầng.

Thủ đô được nhắc đến ở đây là New Delhi, thủ đô của Ấn Độ. Ấn Độ còn được biết đến như Đế quốc Maurya hay Đế quốc Khổng Tước trước kỷ nguyên Cơ đốc giáo - một đất nước cao quý và xinh đẹp.

Tuy nhiên, thủ đô New Delhi của Ấn Độ lại là một thành phố ô nhiễm. Thủ đô của Ấn Độ có khoảng 24 triệu người sinh sống, ngay từ năm 2014, thành phố này đã được Liên Hiệp Quốc liệt kê vào danh sách thành phố đông dân thứ hai trên thế giới. Nhưng bạn có thể tưởng tượng 24 triệu người tạo ra khối lượng rác khổng lồ như thế nào không?

Rác thải quá nhiều, thời tiết xấu và lượng mưa lớn làm bãi rác đổ sập và khiến rất nhiều người bị thương và thiệt mạng, đây không còn là tin tức xa lạ ở New Delhi.

Rác chất thành núi, cao tới 17 tầng, con người sống kề cạnh bãi rác và chịu đựng môi trường đầy mùi hôi, vi trùng và nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, New Delhi cũng là thành phố thủ đô ô nhiễm nhất thế giới năm 2018. Không khí độc hại ở New Delhi là do khí thải xe cộ và công nghiệp, bụi từ các công trình xây dựng, khói từ việc đốt rác và tàn dư cây trồng ở các cánh đồng gần đó.

Trên thực tế, chính quyền địa phương đã bắt đầu áp dụng các biện pháp mới để cải thiện môi trường của đất nước một cách hiệu quả, nhưng con đường này sẽ phải được đầu tư khá nhiều tiền bạc và thời gian.

Theo Sohu