Thorium sắp khiến lò phản ứng hạt nhân chìm vào dĩ vãng

Một viện nghiên cứu hạt nhân tại Hà Lan sắp tiến hành cuộc thử nghiệm đầu tiên trong vòng 5 thập kỷ qua liên quan đến vận hành một lò phản ứng hạt nhân muối cô đặc dựa trên nguyên tố Thorium.
Nhóm Nghiên cứu và Tư vấn hạt nhân (NRG)

Theo Engadget, các nhà khoa học tại Nhóm Nghiên cứu và Tư vấn hạt nhân (NRG) ở Petten, Hà Lan cho biết: phản ứng Thorium - vốn được xem là loại năng lượng hạt nhân "an toàn hơn" - có thể giúp triển khai việc sản xuất năng lượng sạch với giá phải chăng trên diện rộng. Nếu thử nghiệm này thành công thì nó sẽ là khởi đầu cho các lò phản ứng thorium thế hệ tiếp theo, được cho là sẽ ít khả năng gặp phải hiện tượng "tan chảy" như các lò phản ứng uranium đang được sử dụng hiện nay.

Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng: nếu Thorium thực sự an toàn và đáng tin cậy như vậy thì tại sao người ta vẫn chưa mang nó ra sử dụng?

Bởi vì, không như Uranium, Thorium rất khó có thể được áp dụng vào công nghệ sản xuất vũ khí. Do đó, khi các quốc gia tìm kiếm một nguyên liệu vừa đáp ứng nhu cầu năng lượng, vừa có thể được sử dụng để chế tạo các loại vũ khí phóng xạ, thì Thorium chỉ đáp ứng được tiêu chí đầu tiên, do đó nó nhanh chóng bị "ra rìa". Một hạn chế nữa của Thorium là nó phát xạ khá yếu, do đó khó xử lý hơn Uranium.

Nhưng mọi thứ sẽ thay đổi với sự xuất hiện của lò phản ứng thế hệ mới của NRG.

Lò phản ứng của NRG là loại lò phản ứng "muối cô đặc", tức là nó sẽ làm tan chảy muối để dùng làm nhiên liệu, sau đó dùng chất lỏng cô đặc thu được để kích hoạt phản ứng tạo ra năng lượng. Nhóm các nhà khoa học sẽ thực hiện một thí nghiệm gọi lai SALIENT - thuỷ phân muối - trong đó họ làm nóng chảy một mẫu Thorium nhiên liệu và cho nó "va chạm" với các nơ-tron để biến Thorium thành Uranium có thể phân hạch được.

Trong tương lai, thí nghiệm này sẽ sử dụng thêm nhiều loại hợp kim kháng nhiệt và các nguyên liệu khác có thể chịu được nhiệt bên trong lò phản ứng. Sau đó, các nhà khoa học còn phải tìm hiểu phương pháp xử lý các chất cặn tạo ra trong quá trình xử lý Thorium, vốn chứa ít chất độc hại hơn nhiều so với các chất cặn tạo ra bởi các lò phản ứng hạt nhân thông thường.

Có thể nói, khi những lo ngại về mối đe doạ của hạt nhân nói chung và chiến tranh hạt nhân nói riêng đang ngày một tăng cao, cũng như việc trái đất đang bị đe doạ bởi việc loài người sử dụng vô tại vạ các nguồn năng lượng, chuyển sang sử dụng một loại năng lượng hạt nhân "an toàn" là điều tất yếu. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi sẽ không diễn ra một sớm một chiều, mà kéo dài ít nhất vài thập kỷ. Thorium, cùng với các thử nghiệm về nhiệt hạch hạt nhân đang được triển khai, sẽ là những nhân tố mới giúp giải quyết vấn đề năng lượng trong tương lai cho loài người.

Theo VnReview

http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2257842/thorium-sap-khien-lo-phan-ung-hat-nhan-chim-vao-di-vang