Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu năm 2018 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt là mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà nhân loại phải đối mặt vào năm 2018 .
Gần 1.000 chuyên gia toàn cầu và các nhà hoạch định chính sách đã được khảo sát về những rủi ro đáng kể nhất mà thế giới phải đối mặt trong năm 2018. Những rủi ro này trải rộng từ kinh tế, môi trường đến địa chính trị, xã hội và công nghệ. Họ đều thống nhất rằng thế giới năm 2018 sẽ bị ảnh hưởng bởi những rủi ro chính trị gia tăng, có thể tạo thành xung đột mâu thuẫn giữa các cường quốc và các vấn đề thay đổi khí hậu khó giải quyết.
Báo cáo đánh giá mức độ nghiêm trọng của mỗi rủi ro toàn cầu tùy theo khả năng và những tác động tiềm ẩn của nó. Kết quả là thời tiết khắc cực đoan và thảm họa thiên nhiên là yếu tố có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất.
Các mối đe dọa khác nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực nhưng tác động của chúng được dự kiến là còn hạn chế. Ví dụ, buôn lậu được cho là sẽ tăng nhiều hơn so với mức trung bình ban đầu, nhưng lại có ít tác động rõ rệt hơn. Mặt khác, vũ khí hủy diệt hàng loạt sẽ gây ra hiệu ứng thảm khốc nếu triển khai, nhưng kịch bản đó được cho là khó xảy ra.
Rủi ro môi trường đã tăng mạnh trong 13 năm qua khi WEF đưa ra báo cáo về rủi ro toàn cầu với mùa bão khắc nghiệt, nhiệt độ cực đoan, và lượng mưa lớn năm 2017 được cho là đã góp phần vào vị trí “nổi bật” của rủi ro môi trường trong bài báo cáo 2018.
"Trong số những thách thức lớn nhất về môi trường, chúng ta đang đối mặt điều kiện thời tiết cực đoan; mất đa dạng sinh học tăng nhanh; ô nhiễm không khí, đất và nước; thất bại trong giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu; những rủi ro khi chúng ta chuyển sang một tương lai ít carbon hơn”, báo cáo cho biết.
Báo cáo này chỉ ra rằng các chỉ số kinh tế đã thay đổi tích cực sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số lo ngại.
Theo chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, giáo sư Klaus Schwab cho biết: "Chúng ta phải nghiêm túc xem xét nguy cơ đổ vỡ hệ thống toàn cầu. Chúng ta phải cùng nhau sử dụng và vận dụng nguồn lực, kiến thức khoa học và công nghệ mới để ngăn chặn điều này”.
Tuy nhiên, trong khi các vấn đề kinh tế dường như không cấp bách bằng vấn đề thời tiết, nó vẫn tồn tại những rủi ro có khả năng xảy ra cho một cuộc khủng hoảng mới. Hơn một nửa số nước được đưa vào báo cáo đã tăng mức bình đẳng về thu nhập trong 30 năm qua, bất bình đẳng vẫn là "các vấn đề kinh tế mãn tính".
Phân tích của WEF không chỉ liệt kê một loạt các mối đe dọa tiềm ẩn đối với nhân loại mà còn chỉ ra các mối liên hệ giữa chúng. Do đó tất cả mọi vấn đề không phải của riếng đất nước nào, và chúng ta cũng không thể giải quyết chúng riêng lẻ mà phải đặt chúng vào một phần của cả hệ thống lớn phức tạp
Ví dụ như biến đổi khí hậu, chúng ta cần phải giải quyết những tác động tiêu cực của nó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu chuyển sang một quốc gia có môi trường an toàn hơn với sản lượng cacbon giảm có thể có những tác động xã hội và kinh tế không lường trước vì ngành công nghiệp năng lượng sẽ bị gián đoạn trong ngắn hạn. Sơ đồ kết nối các mối nguy hiểm toàn cầu của báo cáo vạch ra một số liên kết giữa các vấn đề dường như không có mối liên hệ nào với nhau.
Nhìn chung, trong số 1000 người trả lời cuộc khảo sát chỉ có 7% nói rằng rủi ro sẽ giảm trong năm 2018, trong khi 59% dự đoán mức tăng. 93% chuyên gia được hỏi nói rằng họ dự đoán các cuộc đối đầu chính trị hoặc kinh tế giữa các cường quốc lớn sẽ gia tăng, và gần 80% dự đoán các rủi ro liên quan đến chiến tranh giữa các cường quốc sẽ gia tăng.
WEF sẽ thông báo các cuộc thảo luận cấp cao và đưa ra các quyết định chính sách chiến lược vào năm 2018.