Ngày 11/8, tại trườngĐH Công nghiệp TPHCM, sau khi xem thống kê của nhà trường, lo không đậu, nhiều thí sinh quyết địnhrút hồ sơđể đăng ký vào trường khác. PGS.TS. Nguyễn Đức Minh – Trưởng phòng đào tạo nhà trường cho biết, hiện lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường đã lên đến 10.000 hồ sơ. Tuy nhiên cũng có khoảng 400 em rút hồ sơ ra. TS. Minh dự đoán, lượng đăng ký sắp tới có thể đông hơn do nhiều thí sinh từ trường khác rút hồ sơ nộp về, điểm chuẩn tạm thời một số ngành còn có khả năng tăng nữa.
Thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Công nghiệp TPHCM.
Tương tự, tại trườngĐH Sư phạm TPHCM, những ngày qua có khá đông thí sinh, phụ huynh đến đề nghị rút hồ sơ đã đăng ký xét tuyển. Ghi nhận đến hết ngày 11/8 có hơn 500 thí sinh đã rút hồ sơ tại trường này. Nhà trường đã bố trí hẳn một phòng chỉ dành để trả hồ sơ cho thí sinh, tuy nhiên vì đã có hàng ngàn hồ sơ nhận vào nên việc tìm kiếm hồ sơ cho thí sinh rút ra cũng tốn khá nhiều thời gian.
Thí sinh Hữu Nhơn (Long An) đến làm thủ tục rút hồ sơ, theo quy trình thì đến ngày 12/8, Nhơn mới rút được hồ sơ. Dù nhà trường đã ghi giấy hẹn nhưng Nhơn vẫn lo lắng vì thời gian đăng ký xét tuyển không còn hiều..
Bên cạnh đó, nhiều trường hợp thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện thì khâu rút hồ sơ có phần chật vật hơn. Sáng ngày 10/8, thí sinh Trần Trung Tính ở An Giang đến rút hồ sơ. Tính cho biết em gửi hồ sơ xét tuyển (qua đường bưu điện ngày 3/8) vào ngành Sư phạm Toán . Sau khi tìm hiểu thông tin hồ sơ đăng ký mà trường công bố, thí sinh này thấy điểm không an toàn nên rút lại hồ sơ.
Sau đó, cán bộ thu nhận hồ sơ thông báo “hẹn ngày 13/8 quay lại để nhận hồ sơ”. Theo lý giải của nhà trường, có thể do có sai sót trong khâu nhập liệu nên một số thí sinh đã nộp hồ sơ xét tuyển vẫn chưa có tên trong danh sách đã công khai. Khi thí sinh đến rút hồ sơ, nhân viên của trường sẽ ghi lại họ tên, sau đó ngày hôm sau sẽ trả lại cho thí sinh.
Đã có hơn 500 thí sinh rút hồ sơ tại trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Ngoài ra, một số trường cho biết trường hợp nộp qua đường bưu điện thì phải mất vài ngày mới tới trường. Trường hợp thí sinh vừa nộp mà ngày sau đến rút hồ sơ thì hồ sơ vẫn chưa đến thì trường khó có thể trả được hồ sơ cho thí sinh ngay được.
Tại TrườngĐH Sài Gòn, trường đã bố trí 2 phòng và hơn 10 nhân viên để giải quyết cho thí sinh rút hồ sơ. TS Mỵ Giang Sơn, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết trường nhận được khoảng hơn 10.000 hồ sơ. Trong đó, trường đã giải quyết cho 1.500 thí sinh đến trường rút lại hồ sơ sau khi biết khả năng mình không đậu vào trường.
TrườngĐH Mở TPHCMđã nhận được 4.000 hồ sơ và đã giải quyết cho 150 trường hợp rút hồ sơ. Tại đây, thí sinh nộp phiếu yêu cầu rút hồ sơ sẽ được giải quyết sau 2 giờ. TrườngĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCMcũng nhận hơn 4.000 hồ sơ và ngày hôm qua đã giải quyết cho 200 thí sinh đến rút hồ sơ. TrườngĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCMmỗi ngày cũng có cả 100 thí sinh đến rút hồ sơ và được giải quyết nhanh chóng. TrườngĐH Kinh tế TPHCMhiện nay đã có 5.400 hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1 và trường đã giải quyết cho hơn 100 thí sinh rút hồ sơ.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Chuyên viên tuyển sinh Cơ quan Đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM phân tích: “Ở nhiều trường công lập tên tuổi, nhóm ngành Kinh tế, Công nghệ và cả những ngành kỹ thuật hay nhóm ngành Sư phạm, thí sinh có mức điểm từ 15-17 điểm (chưa nhận hệ số) rất ít cơ hội trúng tuyển. Do đó, thí sinh nên theo dõi sát thông tin mà các trường công bố để rút hồ sơ nộp sang những ngành, những trường có ít hồ sơ”.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Cường, với tình hình hồ sơ đăng ký xét tuyển như hiện nay, từ nay đến ngày 20/8 của đợt xét tuyển nguyện vọng 1 sẽ có rất nhiều thí sinh rút hồ sơ từ những trường có nhiều hồ sơ sang những trường, những ngành có ít hồ sơ. Do đó, các trường cần công khai chính xác lượng hồ sơ đã đăng ký để giúp thí sinh có sự tính toán hợp lý.
Lê Phương theo Dân Trí