|
Ảnh minh họa |
Theo quy chế này, Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên - Huế là cơ quan chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.
Các doanh nghiệp chỉ được phép tổ chức bán hàng đa cấp sau khi có văn bản xác nhận của Sở Công thương tỉnh. Thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết hồ sơ sẽ do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế công bố và giao Sở Công thương thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, tùy theo chức năng, nhiệm vụ, từng cơ quan trực thuộc tỉnh có trách nhiệm chủ động, phối hợp hoạt động với cơ quan liên quan để đảm bảo thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo điều hành; tạo điều kiện để các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy định pháp luật.
Khi doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, Sở Công thương có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử của Sở và các cơ quan, địa phương liên quan…
Trước đó, nhiều địa phương như Hà Nội, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình... đã ban hành các quy định, quy chế quản lý bán hàng đã cấp trên địa bàn. Theo Bộ Công thương, tính tới tháng 11/2016, vẫn còn tới 500.000 người tham gia các hoạt động bán hàng đa cấp, tuy đã giảm một nửa so với trước nhưng vẫn là quá nhiều so với tình thực tế kinh tế, xã hội của Việt Nam.