4 dự án nhận được tài trợ trong đợt này gồm:
Dự án “Tích hợp dữ liệu thực địa từ cảm biến từ xa và các khảo sát xã hội để phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam” của các nhà nghiên cứu Nguyễn Hương (Trường đại học Tây Nguyên) và Radeloff Volker (Đại học Wisconsin, Madison, Mỹ).
Dự án “Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và cảm biến từ xa để đánh giá thoái hóa đất tại vùng lưu vực hạ lưu sông Mekong” của các nhà nghiên cứu Vũ Mạnh Quyết (Viện Thổ nhưỡng và nông hóa - SFRI) và John Bolten (Trung tâm bay vũ trụ Goddard, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ - NASA).
Dự án “Nghiên cứu về khả năng chống chịu của rặng san hô ngầm tại các khu vực so sánh ở miền Nam Việt Nam để phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong một thế giới đang biến đổi” của các nhà nghiên cứu Võ Sĩ Tuấn (Viện Hải dương học) và Mark Eakin (Cục Giám sát rặng san hô, Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ - NOAA).
Dự án “Đánh giá việc hút thuốc lá và tiếp cận chăm sóc y tế như là các yếu tố rủi ro đối với những khác biệt giới trong tỷ lệ nhiễm lao: một nghiên cứu thành phần của chương trình Phòng chống lao quốc gia của Việt Nam (NTP) về tỷ lệ nhiễm lao” của các nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hưng (Chương trình NTP) và Payam Nahid (Đại học California, San Francisco, Mỹ)
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) công bố tài trợ trên 10 triệu đô la cho 49 dự án hợp tác nghiên cứu trên toàn cầu trong khuôn khổ vòng 5 của chương trình PEER với mục tiêu giải quyết các vấn đề phát triển then chốt. Các dự án sẽ giúp lấp những khoảng trống về kiến thức khoa học trong các lĩnh vực từ chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thảm họa, sức khỏe bà mẹ và trẻ em tới an ninh lương thực. Kể từ khi bắt đầu triển khai năm 2011, chương trình PEER đã hỗ trợ trên 200 nhà nghiên cứu tại 45 quốc gia với tổng số tiền tài trợ lên tới trên 50 triệu đô la.
Bắt đầu triển khai từ năm năm 2011, chương trình PEER đã hỗ trợ trên 200 nhà nghiên cứu tại 45 quốc gia với tổng số tiền tài trợ lên tới trên 50 triệu USD. PEER là chương trình do USAID (Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ) tài trợ, phối hợp với một số cơ quan khác của Chính phủ Mỹ và do Viện Khoa học quốc gia Mỹ (NAS) quản lý.