Thế lực nào gây ra Thế chiến II? (Phần 1)

VietTimes -- Trong bối cảnh thế giới tưởng niệm 80 năm bùng phát Thế chiến II (1/9/1939-1/9/2019), Đại tá Lê Thế Mẫu đã có bài viết gửi VietTimes, nêu lên những giả thuyết về thế lực đã tạo nên chiến tranh thế giới lần thứ hai.
(ảnh CNN)
(ảnh CNN)

Ngày 1/9/2019, tại thủ đô Warsaw của Ba Lan, gần 250 nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp của 40 nước tới tham dự lễ tưởng niệm 80 năm mở đầu Thế chiến II. Liên bang Nga - quốc gia đóng vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và kết thúc Thế chiến II ở Châu Âu lại không được Ba Lan mời tham dự.

Giải thích về động thái này, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Ba Lan Shimon Shinkovsky Vel Senka cho biết sở dĩ Nga không được mời là bởi các nước tham dự sự kiện này được chọn theo “các tiêu chí hiện đại”. Còn báo chí Ba Lan tuyên truyền rằng Warsaw muốn tưởng niệm ngày 1/9 bi thảm này dựa trên cơ sở “sự thật lịch sử” [1]. Vậy “sự thật lịch sử” ở đây là gì?

Về cái gọi là “sự thật lịch sử” theo quan niệm của Ba Lan

Trong bài diễn văn đọc tại lễ tưởng niệm 80 năm mở đầu Thế chiến II, Tổng thống Đức Frank Walter Steinmeier nói: “Vào ngày tưởng niệm này, chúng tôi nhìn về nước Mỹ với lòng biết ơn bởi sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ cùng với quân đồng minh đã đánh bại chủ nghĩa quốc xã ở mặt trận phía Tây và phía Đông” [4].

Như vậy, ý đồ của Ba Lan không mời Nga tới dự lễ tưởng niệm 80 năm mở đầu Thế chiến II đã rõ: trong sự kiện này, các đại biểu tham dự không hề nhắc đến đóng góp có ý nghĩa quyết định của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu và đã từng giải phóng hàng ngàn tù nhân khỏi các trại tập trung khủng khiếp nhất mà Đức quốc xã đã dựng lên ngay trên lãnh thổ nước này. Sự tham gia của Mỹ trong các lực lượng đồng minh chỉ bắt đầu sau khi Washington nhận thấy Liên Xô sắp đánh bại phát xít Đức và giải phóng toàn bộ Châu Âu. 

Hội đồng liên bang Nga tuyên bố rằng quyết định của Ba Lan không mời Nga tham dự lễ tưởng niệm 80 năm mở đầu Thế chiến II xuất phát từ chủ trương của chính quyền Warsaw mưu toan viết lại lịch sử cuộc chiến này và cái gọi là “sự thật lịch sử” đó chính là nhằm xuyên tạc vai trò quyết định của nước Nga cùng với các đồng minh trong cuộc đấu tranh nhằm tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức ở Châu Âu và quân phiệt Nhật Bản ở Châu Á để kết thúc Thế chiến II.

Chiến dịch xuyên tạc vai trò của người Nga trong Thế chiến II đã từng được bắt đầu ngay sau khi kết thúc cuộc chiến này vào năm 1945 và được xúc tiến mạnh mẽ hơn bao giờ hết sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trong chiến dịch này, nhiều nước ở Châu Âu, trong đó trước hết là Ba Lan và Ukraine, đập phá các tượng đài kỷ niệm chiến sỹ Hồng quân Liên Xô đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống lại phát xít Đức, giải phóng các nước Châu Âu thoát khỏi thảm họa diệt chủng.

Đặc biệt, ở Ukraine, chính quyền Kiev truy tặng các phần tử dân tộc cực đoan đã từng chiến đấu trong hàng ngũ phát xít Đức chống lại Hồng quân Liên Xô là “anh hùng dân tộc” [2].Thậm chí, cựu thủ tướng Ukraine  còn coi Liên Xô là “quốc gia xâm lược Châu Âu” trong Thế chiến II (!?) [3].

Quốc kỳ Liên Xô được giương cao trên tòa nhà Quốc hội Đức Quốc xã trong giây phút Hồng quân Liên Xô tiến vào sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức ở Berlin (5/1945). Nguồn ảnh: Sputnik.
Quốc kỳ Liên Xô được giương cao trên tòa nhà Quốc hội Đức Quốc xã trong giây phút Hồng quân Liên Xô tiến vào sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức ở Berlin (5/1945). Nguồn ảnh: Sputnik.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một số thế lực ở Phương Tây xuyên tạc lịch sử Thế chiến II? Mục đích của nhiều thế lực đang ráo riết xuyên tạc lịch sử Thế chiến II là họ muốn biến Liên Xô từ quốc gia giải phóng thành “quốc gia xâm lược” để từ đó cáo buộc nước Nga - quốc gia kế thừa vị thế của Liên Xô, cũng là “quốc gia xâm lược Châu Âu” để lôi kéo các nước trên châu lục này và trên thế giới hình thành mặt trận rộng rãi nhằm bao vây và cô lập nước Nga nhằm thực hiện chiến lược tiếp tục làm tan rã Liên bang Nga như một quốc gia có chủ quyền, bởi Nga là cản trở lớn nhất đối với tham vọng của Mỹ tiếp tục duy trì quyền kiểm soát thế giới.

Vậy, ai là kẻ chủ mưu gây ra Thế chiến II?

Sự thật lịch sử về Thế chiến II đã được các tài liệu giải mật chứng minh: chính các các tập đoàn tài phiệt ở Mỹ là những thế lực đứng đằng sau gây ra hai cuộc đại chiến nóng trong thế kỷ XX là Thế chiến I và Thế chiến II và một cuộc Chiến tranh lạnh.  

Ngay trước khi bùng nổ Thế chiến I có một sự kiện có ý nghĩa như là một trong những yếu tố quyết định toàn bộ cục diện chính trị thế giới trong suốt thế kỷ XX. Đó là, trong tháng 11/1913, các tập đoàn tài phiệt Hoa Kỳ quyết định thành lập Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) - một tổ chức tư nhân nhưng đóng vai trò như là Ngân hàng Trung ương của Hoa Kỳ có chức năng độc nhất vô nhị là in và phát hành đồng đô la Mỹ (USD) cho cả thế giới. Trong hơn 100 năm qua, để đạt được và duy trì vị thế đó, các tập đoàn tài phiệt của Mỹ đã đứng đằng sau tài trợ cho các thế lực gây ra Thế chiến I, Thế chiến II, Chiến tranh lạnh và nhiều cuộc chiến tranh khác. 

Theo kết quả các công trình nghiên cứu lịch sử gần đây trên cơ sở các tài liệu được giải mật, Thế chiến I (1914-1918) là hậu quả từ cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tập đoàn tài phiệt ở Mỹ mà hạt nhân lãnh đạo là đế chế tài chính - ngân hàng Morgan mới trỗi dậy từ cuối thế kỷ XIX tới đầu thế kỷ XX, với tập đoàn tài phiệt Rothschild ở Châu Âu hình thành từ cuối thế kỷ XVIII.

Trong cuộc cạnh tranh này, các tập đoàn tài phiệt ở Mỹ đứng đằng sau phát động Thế chiến I để tái cấu trúc căn bản cục diện kinh tế và chính trị trong không gian Châu Âu và từ đó giành quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống chủ nghĩa tư bản thế giới. Các tập đoàn tài phiệt Mỹ toan tính, sau Thế chiến I họ sẽ đẩy lùi ảnh hưởng của tập đoàn tài phiệt Rothschild trên phạm vi toàn cầu. Về cơ bản, họ đã đạt được mục đích đó: nếu trước Thế chiến I, Mỹ nợ Châu Âu 6 tỉ USD, thì vào cuối cuộc đại chiến này Châu Âu đã phải nợ Mỹ 10 tỉ USD.

Tuy nhiên, mục tiêu của các tập đoàn tài phiệt Mỹ đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia nắm quyền chi phối thế giới sau Thế chiến I đã không thể thực hiện được do sự xuất hiện Liên Xô - nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời sau Cách mạng Tháng Mười (1917). Do đó, mục tiêu của Mỹ sau Thế chiến I là bằng mọi cách tiêu diệt Liên bang Xô Viết.  

Để thực hiện mục tiêu này, một mặt các tập đoàn tài phiệt ở Mỹ tiến hành chiến lược “diễn biến hòa bình” để làm suy yếu, thậm chí làm tan rã Liên Xô từ bên trong, mặt khác ủng hộ toàn diện về chính trị, kinh tế và quân sự để đưa Hitler - thủ lĩnh của Đảng Quốc xã, lên cầm quyền ở Đức và sử dụng họ làm lực lượng xung kích nhằm thực hiện sách lược tiến hành “cuộc chiến tranh qua tay người khác” khi phát động Thế chiến II [6,7].

Các phi công thuộc đơn vị không quân số 9 Hoa Kỳ B26 Marauder của họ sau khi trở về từ một nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ D-Day ở Normandy (ảnh Politico)
Các phi công thuộc đơn vị không quân số 9 Hoa Kỳ B26 Marauder của họ sau khi trở về từ một nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc đổ bộ D-Day ở Normandy (ảnh Politico)

Các tổ chức có vai trò then chốt trong việc quyết định chiến lược phát triển của Phương Tây sau Thế chiến I là các thể chế tài chính trung ương của Hoa Kỳ và Anh, trước hết là Ngân hàng Anh và Cục dự trữ liên bang Mỹ cũng như các tổ chức tài chính và công nghiệp có liên quan tới hai thể chế này đang theo đuổi mục tiêu thiết lập quyền kiểm soát tuyệt đối đối với hệ thống tài chính của nước Đức sau chiến tranh, từ đó giành quyền kiểm soát các quá trình chính trị ở Châu Âu. Chiến lược này diễn ra trong 4 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 1919 đến năm 1924: chuẩn bị cơ sở để các tập đoàn tài phiệt Mỹ ồ ạt đầu tư Mỹ vào nền kinh tế Đức. Giai đoạn 2 từ năm 1924 đến năm 1929: thiết lập quyền kiểm soát hệ thống tài chính của Đức và hỗ trợ tài chính cho chủ nghĩa quốc xã. Giai đoạn 3 từ năm 1929 đến năm 1933: kích hoạt cuộc đại khủng hoảng tài chính - kinh tế và đảm bảo các lực lượng quốc xã lên nắm quyền ở Đức. Giai đoạn 4 từ năm 1933 đến năm 1939: hợp tác tài chính với chính quyền Đức quốc xã và ủng hộ toàn diện chính sách đối ngoại bành trướng của Hitler nhằm chuẩn bị phát động Thế chiến II [8].

Trên cơ sở các tài liệu được giải mật về Thế chiến II, Ralf - một nhà nghiên cứu ở Mỹ kết luận:“Nếu không có đầu tư tài chính của các tập đoàn tài phiệt của Mỹ thì không thể có Hitler và cũng không có Thế chiến II.

Năm 1929, toàn bộ nền công nghiệp của Đức thuộc về quyền kiểm soát của các tập đoàn tài chính và công nghiệp Mỹ. Trong đó, Tập đoàn tài phiệt Rockefeller, chủ nhân của công ty dầu mỏ Standart Oil, kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp khai thác dầu mỏ của Đức và ngành công nghiệp sản xuất dầu mỏ tổng hợp từ than đá. Còn Tập đoàn tài chính-ngân hàng Morgan của Mỹ kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp hóa chất của Đức thông qua Công ty I.G. Farbenindustrie; kiểm soát 40% mạng điện thoại, công nghiệp vô tuyến và kỹ thuật điện tử mà đại diện là các công ty AEG, Siemens, Osram và kiểm soát 30% cổ phiếu của Công ty chế tạo máy bay Focke-Wulf thông qua Công ty truyền thông ITT của Mỹ; kiểm soát Công ty chế tạo ô tô Oppel của Đức thông qua Công ty General Motors. Ngoài ra, Công ty chế tạo xe hơi của Mỹ Ford kiểm soát 100% cổ phiếu của công ty Volkswagen của Đức [9].

Tính đến thời điểm Hitler lên cầm quyền, các ngành công nghiệp then chốt của Đức như chế biến dầu mỏ, sản xuất nhiên liệu tổng hợp, hóa chất, chế tạo ô tô, chế tạo máy bay, kỹ thuật điện, chế tạo thiết bị vô tuyến điện tử, phần lớn ngành chế tạo máy thuộc quyền kiểm soát thuộc các tập đoàn tài phiệt của Mỹ. Tính tổng cộng, có tới 278 công ty và hãng, trong đó có các ngân hàng then chốt như Deutsche Bank, Dresdner Bank và Donut Bank đều thuộc quyền kiểm soát của các tập đoàn tài phiệt Mỹ [10]

Sau khi đã kiểm soát được gần như toàn bộ tiềm lực kinh tế và quân sự của Đức Quốc xã, mùa xuân năm 1939, giới cầm quyền Mỹ bắt đầu thực hiện kế hoạch tấn công Liên Xô. Để thực thi kế hoạch này, Mỹ ráo riết hành động để kiềm chế liên minh Anh-Pháp, không để cho liên minh Paris - London đứng về phía Moscow một khi Đức tấn công Liên Xô.

Nhằm mục đích đó, tháng 05/1939, Mỹ chỉ thị cho Hitler đưa ra đề nghị ký kết hiệp ước hòa bình với Liên Xô. Để thực hiện toan tính này, tháng 05/1939, Mỹ thúc đẩy Nhật Bản khiêu khích Liên Xô ở Viễn Đông, buộc Stalin phải bắt tay với Đức ở Châu Âu vì không muốn bị rơi vào tình thế phải cùng một lúc đối phó với hai kẻ thù. Do đó, Hiệp ước không tấn công lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức được ký kết vào ngày 23/8/1939, một tuần trước khi Đức tấn công Ba Lan.

Hiện nay ở Phương Tây và cả ở Ba Lan, nhiều người cho rằng việc Đức tấn công Ba Lan và phát động Chiến tranh thế giới lần thứ II là do Liên Xô ký với Đức Hiệp ước không tấn công lẫn nhau vào ngày 23/8/1939. Thực tế lịch sử đã hoàn toàn bác bỏ nhận định đó, bởi trước khi Liên Xô ký với Đức Hiệp ước không tấn công lẫn nhau, đã có nhiều nước ký hiệp ước hòa bình và không tấn công lẫn nhau với Đức.

Đó là: ngày 26/01/1934: Ba Lan ký Hiệp ước không tấn công lẫn nhau với Đức; ngày 18/06/1935: Anh ký với Đức hiệp định cho phép Đức xây dựng Hạm đội hải quân đã từng bị cấm sau Chiến tranh thế giới lần thứ I; ngày 30/09/1938: Anh, Pháp và Italia ký Hiệp ước Munich với Đức, theo đó cắt cho Đức tỉnh Sudet của Tiệp Khắc. Cũng trong ngày đó, Anh và Đức ký Tuyên bố về tình hữu nghị và không tấn công lẫn nhau; ngày 06/12/1938: Pháp và Đức ký Tuyên ngôn về quan hệ hòa bình và không tranh chấp lãnh thổ của nhau.

Ngày 15/03/1939: Đức và Anh ký Hiệp định về hợp tác công nghiệp quân sự ở Châu Âu; ngày 07/06/1939: Đức ký Hiệp ước không tấn công lẫn nhau với Latvia và Estonia; ngày 25/8/1939, Anh và Ba Lan ký Hiệp ước liên minh quân sự, theo đó Anh sẽ giúp bảo vệ Ba Lan một khi Ba Lan bị tấn công. Khi Đức tấn công Ba Lan, Anh đã vứt bỏ Hiệp ước này và từ chối bảo vệ Ba Lan. Chỉ 4 ngày sau khi Đức tấn công Ba Lan, quân đội Ba Lan đã tan rã. Ngày 17/9/1939, Chính phủ Ba Lan bỏ chạy khỏi đất nước. Chỉ có Liên Xô là quốc gia duy nhất tuyên chiến với Đức quốc xã và đi đầu trong cuộc chiến tranh nhằm đánh bại chủ nghĩa phát xít [11].

Khi chiến tranh bùng nổ ở Châu Âu vào ngày 01/09/1939, bộ máy cầm quyền ở Mỹ tỏ ra hào hứng công khai. Báo New York Times ngày 09/10/1939 nhận định, hiện nay tiếng nói của Mỹ đóng vai trò quyết định tình trạng chiến tranh hay hòa bình ở Châu Âu. Sau đó 20 ngày, cũng trên báo New York Times, John Forster Dulles - về sau là Bộ trưởng ngoại giao Mỹ, đăng bài viết dự báo rằng sau khi kết thúc chiến tranh ở Châu Âu, Mỹ sẽ nắm quyền lãnh đạo thế giới [12].

(Còn tiếp...)

 Tài liệu tham khảo

[1] Захарова: В настолько глупое положение Варшава давно себя не загоняла. https://vz.ru/news/2019/9/1/995430.html

[2] Внезапное прозрение украинцев: нацисты с факелами мечтают о еврейских погромах.
 https://politikus.ru/events/100420-vnezapnoe-prozrenie-ukraincev-nacisty-s-fakelami-mechtayut-o-evreyskih-pogromah.html

[3] Ukraine premier’s pro-Nazi version of World War II: USSR invaded Ukraine, Germany.

https://www.wsws.org/en/articles/2015/01/19/yats-j19.html

[4] Президент Германии поблагодарил Америку за победу над нацизмом. https://m.vz.ru/news/2019/9/1/995448.html

[5] D-Day And The Myth That The U.S. Defeated The Nazis. https://www.moonofalabama.org/2019/06/d-day-and-the-myth-of-a-us-victory.html

[6] Anglo-American Money Owners Organized World War II. https://www.voltairenet.org/article187508.html

[7] History of World War II: Nazi Germany was Financed by the Federal Reserve and the Bank of England. https://www.globalresearch.ca/history-of-world-war-ii-nazi-germany-was-financed-by-the-federal-reserve-and-the-bank-of-england/5530318

[8] Кредит на Мировую войну Гитлер взял у Америки. https://svpressa.ru/war/article/13438/

[9]Ralph Epperson. The Unseen Hand: An Introduction Into the Conspiratorial View of History, 1982 

[10]Как американские банкиры развязали Вторую мировую войну. http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/34556/

[11] Борьба за Вторую мировую войну. https://topwar.ru/145469-borba-za-vtoruju-mirovuju-vojnu-chast-1.html 

[12] Эрих фон Манштейн. Утерянные победы. Aльманах “Севастополь”, №5, 1997, с. 151.

[13] В. Пруссаков, “Оккультный мессия и его рейх”, М., “Молодая гвардия”, 1992, с. 59-60).

[14] С. Митчелл и Д. Мюллер, “Командиры Третьего рейха”, Смоленск, “Русич”, 1997, с. 24, 47, 71, 82).

[15]Новая и Новейшая история. №6, 1968, с.107-120.

[16] Л.Н. Гаранин. Второй человек в рейхе. Вопросы истории. №1, 1992, с. 163-165.

[17]Н.Н. Яковлев, “Гарри Трумэн: политический портрет”. “Новая и Новейшая история”, №2, 1967, с. 51).