Tham vọng thống trị đại dương của hải quân Trung Quốc

Tham vọng của Trung Quốc sử dụng sức mạnh hải quân với những động thái gần đấy khiến các nhà phân tích chiến lược quân sự đặt câu hỏi về tư duy hải dương của Trung Quốc, tư duy chiến lược được thể hiện trong khái niệm "phòng thủ ngoài khơi xa" giai đoạn hiện nay
Tham vọng thống trị đại dương của hải quân Trung Quốc

"Phòng thủ ngoài khơi xa” mô hình kiểu mẫu của sự thay đổi chiến lược

Đưa ra khái niệm phòng thủ ngoài khơi xa được hiểu như một sự thay đổi cơ bản kiểu mẫu về chiến lược cho những hoạt động tác chiến cấp chiến dịch, chiến lược của lực lượng hải quân Trung Quốc và sự nâng cấp, hiện đại hóa lực lượng hải quân.

Quan điểm "phòng thủ ngoài khơi xa" đã thay đổi hoàn toàn đường lối hoạt động chiến lược của lực lượng Hải quân Trung Quốc, định hướng những hoạt động sẵn sàng chiến đấu của PLAN từ vùng nước ven bờ biển lục địa Trung quốc sang những hoạt động sẵn sàng tác chiến trên các vùng biển duyên hải Trung quốc.

Tư tưởng chiến lược của hải quân Trung Quốc trước đây tập trung vào tư tưởng chiến lược "Phòng thủ bờ biển” với các kế hoạch phòng thủ ven bờ và bờ biển chống lại một cuộc tấn công xâm lược trên đất liền.

Cụ thể, chiến lược "Phòng thủ bờ biển" đặt mục tiêu chống lại lực lượng tấn công đổ bộ bờ biển từ Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Xô viết. Do đó, chiến lược "Phòng thủ bờ biển" Trung Quốc hoàn toàn mang tính tự vệ, dự phòng, đóng vai trò thứ yếu trong một cuộc chiến tranh và có tính chất "nếu như..” trong tương lai chiến tranh và xung đột khu vực.

Sơ đồ chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa" Trung Quốc

Kết quả là, cùng với sự kiện ban hành chiến lược " Phòng thủ biển khơi xa” của hải quân Trung Quốc vào năm 1985. Chiến lược quân sự hải quân của Trung Quốc đã chuyển hướng ra các vùng biển xa.

Như thường thấy ở Trung Quốc, sự thay đổi định hướng lớn về hải quân trong tư tưởng chiến lược quân đội Trung hoa là câu trả lời đầy đủ cho sự thay đổi tình hình "an ninh thế giới” trong giai đoạn mới cũng như những thay đổi cán cân các lực lượng quân sự trên toàn cầu.

Đến năm 1985, Bắc Kinh có thể tin tưởng chắc chắn rằng một cuộc xâm lược hay chiến tranh trên đất liền từ phía Liên bang Xô viết là không thể xảy ra. Cùng lúc, các nhà chiến lược quân sự Trung Quốc đã có những thay đổi lớn trong quan điểm về chiến trường và lực lượng hải quân trên biển lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí hiện đại cũng cho phép Hải quân Trung Quốc có thể tin tưởng vào khả năng bảo vệ chắc chắn được những lợi ích "cốt lõi" trên đại dương khi thực hiện chính sách kinh tế địa chính trị mới.

Đưa chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa” vào thực tế đồng bộ với những ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc. Tập trung vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Trung Quốc và triển khai những kế hoạch khai thác nguồn tài nguyên hải dương – nguồn dự trữ thực phẩm và năng lượng dồi dào trong sự phát triển của tương lai đại lục ngày càng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong chính sách kinh tế Bắc Kinh.

Một yêu cầu cấp thiết mang tính sống còn là phải tăng cường chiều sâu tuyến phòng thủ vùng duyên hải và bờ biển của Trung Quốc, nếu tính đến việc các trung tâm kinh tế từ chỗ nằm sâu trong trung tâm lục địa đang từng bước chuyển dần ra vùng biển phía Đông của Trung Quốc.

Cuối cùng "Phòng thủ biển khơi xa” và sự chuyển dịch trong tâm chiến lược của hải quân Trung Quốc ra các vùng nước có nguồn tài nguyên khoáng sản đồng bộ với sự tăng cường tìm kiếm, thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên trên các vùng biển quốc tế, những vấn đề gắn liền với quan điểm "chủ quyền lịch sử" của Trung Hoa trên những vùng nước lãnh hải, đồng thời gây sức ép lên những tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực châu Á.

"Phòng thủ biển khơi xa " Một quan điểm tư duy chiến lượng mơ hồ đầy tham vọng

Theo ý nghĩa của cụm từ " Phòng thủ ngoài khơi xa” đơn giản là một quan điểm tư duy chiến lược, quan điểm này định hướng cho lực lượng hải quân Trung Quốc cần phải sẵn sàng thực hiện ba nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong "Giai đoạn mới”, sẵn sàng tiến hành các hoạt động tác chiến các cấp trên biển lớn, xây dựng các căn cứ hậu cần kỹ thuật trên biển nhằm thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cho các hoạt động kinh tế, kỹ thuật, quân sự ngoài khơi xa.

Ba nhiệm vụ chiến lượng trọng tâm bao gồm:

- Ngăn chặn những kẻ thù tiềm năng trong giới hạn cho phép và sẵn sàng đánh trả những hoạt động tấn công từ phía biển.

- Bảo vệ những vùng nước mà Bắc KInh tuyên bố là "chủ quyền" của Trung Quốc.

- Thúc đẩy sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ cùng nhưng lợi ích "cốt lõi" trên biển.

Sự thay đổi những định nghĩa về Phòng thủ ngoài khơi xa.

Giữa nhiều chuyên gia phân tích quân sự nước ngoài chuyên về Hải quân Trung quốc, một nhận xét chung là sau quan điểm "Phòng thủ ngoài khơi xa” trong khải niệm tư duy chiến lược đã tạo ra một sự phức tạp, khó hiểu với những vấn đề chưa được rõ ràng như " phạm vi hoạt động, ý đồ chiến lược, các chương trình nâng cấp và hiện đại hóa” của hải quân PLA.

Một trong những ví dụ gây quan ngại là tư duy chiến lược định hướng các hoạt động tác chiến trong giới hạn hai chuỗi đảo hoặc hoạt động trong vùng đặt quyền kinh tế 200 dặm tính từ bờ biển "Exclusive Economic Zone” (EEZ).

Chuỗi các đảo thứ nhất, nổi tiếng với tên là "đường lưỡi bò" như đã được vẽ trên bản đồ và công bố rộng rãi, được bắt đầu từ quần đảo Kurile, Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines, và Indonesia (Borneo đến Natuna Besar).

Chuỗi đảo thứ hai chạy theo tuyết Bắc-Nam từ quần đảo Kuriles qua Nhật, Bonins, Marianas, Carolines, và Indonesia. Cùng nhau, chúng bao trọn khu vực hàng hải với khoảng cách 1.800 dặm tính từ bờ biển Trung Quốc, bao gồm hầu hết Biển Đông và các tuyến đường vận tải thương mại Đông Á SLOCs.

Tuyến phòng thủ chống tiếp cận và xâm nhập của Trung Quốc

Trong các cuộc hội thảo hoặc tranh luận về quan điểm "Phòng thủ ngoài khơi xa”, các quan chức Trung Quốc thường sử dụng những thuật ngữ, những cụm từ gắn liền với những ranh giới địa lý trên các vùng biển (Biển Nhật bản, Biển Đông) với xu hướng nỗ lực kiểm soát chặt chẽ những vùng nước được vạch ra hoặc thống trị, quản lý các quần đảo đã nêu.

Khi quan điểm tư duy chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa" được đưa ra vào cuối những năm 70-x và đầu những năm 1980-x Lực lượng Hải quân PLA đã tiến hành rất nhiều cuộc thảo luận và vô số các cuộc nghiên cứu đánh giá tình hình trên các vùng biển để xác định, tầm xa khơi của "Phòng thủ ngoài khơi xa” có thể đạt được. Rất nhiều các cuộc hội thảo nội bộ của Hải quân được tiến hành từ quan điểm gắn liền với các vùng địa lý.

Những tầu hộ tống tên lửa của hải quân Trung quốc

Hạm đội tầu chiến của hải quân Trung quốc.

Tiếp dầu trên không của không quân Trung quốc

Ngoài ra, các sĩ quan Hải quân Trung quốc thường giải thích với báo chí nước ngoài về nội dung của chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa” gắn liền với quyền của Trung hoa nhằm bảo vệ trong khu vực đặc quyền kinh tế, hoàn toàn mơ hồ và lẫn lộn giữa khái niệm giới hạn đặc quyền kinh tế 200-nm EEZ và chủ quyền của Trung Quốc đang đòi hỏi nói chung.

Rõ ràng, từ bất cứ góc nhìn nào, tư tưởng chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa” đã có tầm bao quát vượt ra ngoài các vấn đề giới hạn về địa lý hoặc phạm vi địa lý. Những nghiên cứu kỹ lưỡng và cụ thể trên nhưng hành động cho thấy rằng, ngày hôm nay, thuật ngữ "phòng thủ ngoài khơi" không bao hàm bất kỳ giới hạn hoặc ranh giới địa lý.

Các danh giới không xuất hiện cho đến ngày nay, trên thực tế, trong bất kỳ những tuyên bố chính thức nào về giới hạn tối thiểu hoặc tối đa khoảng cách tính từ bờ biển đến đại dương được gắn liền với khái niệm "Phòng thủ ngoài khơi xa".

Theo những tính toán của Viện Khoa học quân sự Trung Quốc, trong giai đoạn đến năm 1980 Lực lượng hải quân thực hiện chiến lược phòng thủ bờ biển trong giới hạn khu vực đặc quyền kinh tế tính đến 200 dặm tính từ bờ biển. Theo sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình trong những năm 1980- x. Phòng thủ ngoài khơi của Trung Quốc bao gồm cả các biển Hoàng Hải , biển Đông Hải, biển Đông, quần đảo Trường Sa, vùng biển bên trong và bên ngoài của Đài Loan và quần đảo Ryukyu và khu vực biển Bắc Thái Bình Dương.

"Năm 1997, chủ tịch Giang Trạch Dân ra chỉ lệnh hướng dẫn cho hải quân Trung Quốc "nên tập trung nâng cao khả năng chiến đấu toàn diện của lực lượng trong chuỗi quần đảo đầu tiên, tăng cường khả năng răn đe hạt nhân và vũ khí thông thường, nỗ lực nâng cao khả năng "phản công”, từng bước nhanh chóng phát triển năng lực chiến đấu để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên những đại dương xa xôi.".

Nhưng lực lượng Hải quân Trung Quốc sẽ với xa đến đâu với tư duy chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa” . Theo các sĩ quan Hải quân cao cấp của Trung Quốc và những ấn phẩm của Hải quân. Câu trả lời sẽ là: Tầm xa giới hạn tuyến phòng thủ của hải quân Trung Quốc phụ thuộc vào khả năng hoạt động của hải quân cho phép các cụm tầu hoạt động trên biển lớn và những yêu cầu cần thiết được yểm trợ và bảo vệ của đất nước Trung Quốc.

Từ vị trí của đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa cho đến nhóm đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp cho thấy chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa" được thể hiện rõ nét. Nhóm đảo nhân tạo sẽ là bàn đạp, là căn cứ tiền phương cho PLAN.

Đối với nhiều sĩ quan hải quân Trung Quốc, giới hạn này được hiểu như là các hoạt động tầm xa tác chiến hải quân bao gồm có giới hạn phạm vi tác chiến mà máy bay chiến đấu lực lượng không quân Trung quốc có căn cứ trên đất liền hoặc trên các đảo nhân tạo có thể đạt tới, khả năng cũng như tầm xa và năng lực của lực lượng chống ngầm hải quân trên biển.

Các nhà lý luận quân sự của Trung Quốc có quan điểm cho rằng hai chuỗi đảo và quần đảo hình thành cơ sở địa lý cơ bản cho tuyến phòng thủ hàng hải của chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa". Xác định ranh giới chính xác của khu vực phòng thủ hàng hải và hai chuỗi đảo và quần đảo chưa bảo giờ được chính phủ Trung Quốc chính thức xác nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng, do đó chúng có thể là nhiều giới hạn khác nhau.

Theo một thông kế các sự kiện những tuyên bố, vùng "nước xanh" của Trung Quốc mở rộng về phía đông ở Thái Bình Dương theo chuỗi đảo đầu tiên, được hình thành từ các quần đảo Aleutians, Kuriles, quần đảo của Nhật Bản, Ryūkyūs, Đài Loan, Philippines, và Borneo. Xa hơn về phía đông là "vùng nước xanh" kéo dài chuỗi đảo thứ hai chạy từ phía bắc quần đảo Bonin và nối liền về phía nam thông qua Marianas, Guam, và Quần đảo Caroline.

Đô đốc Hải quân Liu Huaqing là tư lệnh Lực lượng hải quân Trung quốc (PLAN) những năm (1982-1988) và phó chủ tịch Ủy ban quân sự Trung ương (1989-1997). Liu và những người khác được xác định rõ ràng nhiệm vụ chiến lược (Hồi ức của Liu Huaqing) (Bắc Kinh: QĐNDTQ, 2004)] là các chuỗi các đảo và quần đảo đầu tiên, hoặc giới hạn hiện tại các hoạt động tác chiến tiềm năng của Hải quân:

Tuyến thứ nhất, bao gồm các quần đảo Nhật Bản và các quần đảo phía Bắc và phía Nam của Nhật Bản (các quần đảo sau các tranh chấp với Trung Quốc), các quần đảo thuộc vùng nước Hàn Quốc, Đài Loan, và Philipins.

Chuỗi đảo và quần đảo thứ hai, Liu đưa ra khái niệm tuyến phòng thủ chặt chẽ và đầy đủ trong phạm vi hoạt động tác chiến của Hải quân trong tương lai, bao gồm chuỗi quần đảo có phạm vi từ quần đảo phía nam Nhật Bản đển Bonin và quần đảo Marshall, bao gồm cả Guam.

Khởi đầu, Trung Quốc sẽ dốc toàn lực để có thể có quyền kiểm soát vùng biển Hoàng Hải, Đông Hải và Biển Đông. Ba vùng biển này nằm trong chuỗi quần đảo - vành đai phòng thủ thứ nhất của hải quân Trung Quốc thuộc Thái bình dương bao gồm cả các quần đảo Philippines và đảo Ryukyu.

Một số các nhà phân tích Trung Quốc trong các bài viết công khai đã đưa vào chuỗi đảo thứ nhất này cả đảo Diego Garcia, căn cứ quân sự quan trọng của quân đội Mỹ trên Ấn độ dương, như một yếu tố trong vành đai phòng thủ chiến lược của bờ biển Trung Quốc.

Viết trên trang Guofang Bao ( tác giả Jiang Hong và Wei Yuejiang): Một trăm nghìn binh sĩ Mỹ khu vực Châu Á Thái bình dương đang mong đến một "Ngôi nhà mới” Guofang Bao, 10 tháng 6, 2003. Trong đó, Jiang Hong và Wei Yuejiang phác họa chuỗi đảo và quần đảo bao quát một khu vực rộng lớn bao gồm tất cả mọi con đường từ các quần đảo của Indonesia đến đảo Diego Garcia trong một vòng cung duy nhất không tách rời. Điều đó có nghĩa là, trong vòng cung này là tất cả các con đương giao thông đường biển giữa Trung Quốc với các vựa dầu khí Tây Nam Á.

Tuyền đường vành đai thứ 2 trong chiến lược "Phòng thủ ngoài khơi xa" bao gồm cả vùng biển Nhật Bản, biển Philippines và Indonesia biển, bao gồm Kuriles, Kokkaido, và quần đảo Marianas và Palau ở phía nam.

Để ngăn chặn việc triển khai của lực lượng hải quân thù địch vào vùng biển phía tây Thái Bình Dương, các nhà hoạch định chiến lược quân đội Trung Quốc tập trung vào mục tiêu ngăn chăn các tàu nổi hoạt động tầm xa và dài ngày (cụm tầu sân bay và các tầu tấn công chủ lực Mỹ).

Bộ Quốc phòng Mỹ trong những bản phân tích và đánh giá cơ cấu tổ chức biên chế hiện tại đồng thời định hướng nâng cấp phát triển cơ cấu tổ chức lực lượng vào năm 2007 đã dự báo rằng: Trung Quốc đang tìm kiếm khả năng ngăn chặn các chiến hạm nổi, các cụm tầu tấn công có nguy cơ đột phá qua các tuyến phòng thủ nhiều lớp, được coi như vành đai các quần đảo và đảo thứ 2 (tức là những hòn đảo kéo dài về phía nam và phía đông từ Nhật Bản, và xa hơn nữa là căn cứ quân sự Guam ở phía tây Thái Bình Dương).

Một trong những lĩnh vực được thấy rõ ràng nhất là sự đầu tư vào hệ thống các tên lửa đạn đạo tầm trung, hệ thống C4ISR điều khiển và định vị mục tiêu trong khu vực, hệ thống diều khiển hỏa lực trên boong tầu nhằm tấn công các mục tiêu trên biển rộng (đại dương) hoặc hệ thống hạ tầng bảo đảm mà Trung Quốc đang hoàn thiện trên các đảo nhân tạo. Một số các nhà phân tích cũng tin rằng, nếu như Trung Quốc thật sự muốn phát triển khả năng kiểm soát toàn bộ khu vực đến vành đai tuyến phòng thủ đảo và quần đảo thứ 2, họ cần phải phát triển thêm cả tầu sân bay để phục vụ cho mục đích chiến lược đã được đặt ra.

Trong quan điểm của Jiang Hong và Wei Yuejiang, tuyền quần đảo và đảo thứ 2 phải đi qua Guam – một trong những tiền đồn phía trước của quân đội Mỹ - và kết thúc ở Australia. Các nhà phân tích khác của Trung Quốc thì cho rằng đó là tuyến phòng thủ đảo thứ 3 – Guam. Một số các bản phân tich không chính thức khác đề cập đến chuỗi các đảo và quần đảo thứ 3 tập trung vào quần đảo Hawai và các căn cứ quân sự Mỹ, được coi là hậu phương chiến lược của lực lượng quân sự Hoa kỳ.

Bài viết của trang Globalsecurity, tạp chí nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực học thuyết quân sự, cơ cấu tổ chức và biên chế lực lượng quân đội các nước.

Trịnh Thái Bằng theo TPO