Ra mắt năm 2022, Temu - nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới thuộc sở hữu của tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia PDD Holdings nhanh chóng thu hút sự chú ý với mô hình bán hàng giá rẻ, vận chuyển miễn phí.
Vào tháng 4/2024, Temu đã được người dùng tải xuống hơn 46 triệu lần, tăng gấp 5 lần so với năm 2023 (9 triệu lượt) khiến nó trở nên phổ biến hơn ứng dụng thị trường của Amazon.
Temu có hơn 25 triệu mặt hàng trong danh mục bao gồm công nghệ, quần áo, đồ gia dụng, đồ dùng cho thú cưng, đồ chơi và mỹ phẩm.
Những bước tiến thần tốc của Temu đến từ việc đưa ra mức giá cả cạnh tranh, chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ và khả năng tối ưu hóa chuỗi cung ứng.
Đầu tư vào quảng cáo có trả tiền
Temu đã chi mạnh tay vào tiếp thị để trở thành điểm đến hàng đầu cho hàng hóa giá rẻ trực tuyến tại Mỹ.
Trong quý 4 năm 2023, Temu đứng thứ năm về chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số, với JPMorgan dự đoán ngân sách tiếp thị sẽ đạt gần 3 tỷ USD vào năm 2025. Phần lớn chi phí này dành cho quảng cáo trả phí trên Meta và Google.
Chỉ riêng tháng 6 năm 2024, Temu đã đặt 16.000 quảng cáo trên Facebook và Instagram, cùng 1,4 triệu quảng cáo trên Google trong năm 2023. Với lượng lưu lượng truy cập trực tiếp chiếm 34%, tìm kiếm trả phí và quảng cáo hiển thị hình ảnh cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công của Temu.
Theo David Herrmann của Hermann Digital, Temu đang chi tiêu mạnh mẽ chưa từng có, gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh trực tiếp.
Cá nhân hóa bằng cách sử dụng dữ liệu và thuật toán
Temu tận dụng quảng cáo để thu hút người dùng và sau đó sử dụng dữ liệu cùng thuật toán cá nhân hóa để tạo ra trải nghiệm mua sắm hấp dẫn.
Một trong những tính năng nổi bật của nền tảng là trang "Dành cho bạn", nơi đề xuất các mặt hàng thịnh hành và những sản phẩm phù hợp với sở thích của người dùng, dựa trên hành vi mua sắm và giỏ hàng trước đó.
Nhờ vào mạng xã hội như TikTok và Instagram, nơi người tiêu dùng đã quen với việc cuộn xem nội dung, Temu thu thập lượng lớn dữ liệu từ hành vi này, giảm chi phí tương tác và tăng cường hiệu quả.
Dữ liệu từ mọi kênh của Temu, bao gồm ứng dụng, trang web và các chiến dịch quảng cáo, giúp nền tảng liên tục tinh chỉnh giao diện và cung cấp các trải nghiệm độc đáo như trò chơi và cuộc thi để tăng cường sự gắn kết.
Thuật toán của Temu còn đề xuất các cửa hàng và sản phẩm phù hợp ngay trên trang chủ, mang đến trải nghiệm cá nhân hóa tối đa, thu hút người dùng duyệt và mua sắm nhiều hơn.
Cho trò chơi trên nền tảng
Trò chơi hóa không phải là mới, nhưng Temu đã kết hợp mua sắm và việc chơi game một cách độc đáo, vượt xa các thương hiệu như Starbucks hay Sephora.
Người dùng ứng dụng Temu thường xuyên được trải nghiệm bởi các yếu tố trò chơi như bánh xe roulette với phần thưởng phiếu giảm giá, bộ đếm ngược, cùng các trò chơi như Fishland, Coin Spin và Card Flip để nhận quà.
Thông qua trò chơi hóa, Temu áp dụng các chiến thuật tâm lý học hành vi để thu hút và giữ chân người tiêu dùng.
Ứng dụng hiển thị các đánh giá sản phẩm, số xếp hạng năm sao, số lượng người mua sản phẩm trong 24 giờ qua, và số khách hàng hiện có sản phẩm trong giỏ hàng. Điều này tạo cảm giác cấp bách và thúc đẩy hành vi mua sắm mạnh mẽ hơn.
Chương trình giảm giá
Các chương trình giới thiệu từ lâu đã là công cụ hiệu quả để các thương hiệu như Revolut, Uber và Dropbox nâng cao nhận thức và thu hút khách hàng mới.
Temu, nắm bắt cơ hội này, đã triển khai chương trình giới thiệu khuyến khích người dùng hiện tại mời bạn bè và gia đình, thưởng cho cả người giới thiệu và người dùng mới khi liên kết giới thiệu được sử dụng để mua hàng.
Phần thưởng từ chương trình này bao gồm phiếu giảm giá, hoặc quà tặng miễn phí, nhằm khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn. Các liên kết giới thiệu có thể được theo dõi giúp Temu hiểu rõ hơn về hành vi và sở thích của khách hàng. Nhiều người có ảnh hưởng cũng sử dụng mã giới thiệu khi quảng bá sản phẩm hoặc mở hộp sản phẩm trên mạng xã hội.
Temu cho biết chương trình giới thiệu đã giúp tăng 35% người dùng mới, cải thiện giá trị trọn đời của khách hàng lên 70%, và tăng 20% giá trị đơn hàng.
Quảng bá trên nền tảng Tiktok
Temu sử dụng chiến lược tiếp thị có ảnh hưởng một cách khéo léo, tập trung vào những người có ảnh hưởng vi mô trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, để quảng bá thương hiệu.
Thay vì chọn những tên tuổi lớn, Temu hợp tác với những người có ảnh hưởng nhỏ hơn nhưng có cộng đồng gắn bó chặt chẽ, giúp tạo dựng niềm tin mạnh mẽ vào sản phẩm.
Ines Durand, chuyên gia thương mại điện tử tại SimilarWeb chia sẻ: "Những người có tầm ảnh hưởng sẽ có lực lượng người theo dõi và tiếp cận khá nhiều, vì vậy những sản phẩm họ chia sẻ sẽ tạo được niềm tin lớn đến người dùng”.
Một ví dụ điển hình là Youkywu trên TikTok, với hơn 80.000 người theo dõi và thường chia sẻ video Haul từ các thương hiệu như Ulta và Temu.
Công ty tích cực theo đuổi những người có ảnh hưởng có liên quan như TheCraftyDIYGuy trên YouTube.
Temu cũng hợp tác với những người có ảnh hưởng liên quan trên các nền tảng khác, như TheCraftyDIYGuy trên YouTube, người đã chia sẻ trải nghiệm hợp tác với Temu trong các video giới thiệu sản phẩm của mình.
Trên TikTok, hashtag #temuhaul đã thu hút gần 180.000 bài đăng, cho thấy mức độ phổ biến và thành công của chiến lược này trong việc khuyến khích người dùng tham gia và chia sẻ trải nghiệm mua sắm của họ.
Tận dụng các sự kiện lớn
Vào năm 2024, Temu đã thực hiện một ý tưởng táo bạo khi đầu tư vào quảng cáo Super Bowl để thu hút người dùng Mỹ. Thương hiệu đã mua bốn quảng cáo tổng cộng 30 giây, với giá 7 triệu USD/quảng cáo.
Sau khi các quảng cáo này phát sóng, Temu đã ghi nhận tăng trưởng 20% số lượng người dùng hoạt động hằng ngày so với ngày hôm trước. Đồng thời, Temu cũng đạt mức tăng trưởng người dùng và lượt tải xuống cao nhất vào ngày diễn ra Super Bowl LVII.
Juozas Kaziukėnas, nhà sáng lập Marketplace Pulse cho biết việc chịu chi của Temu trong việc đẩy mạnh tiếp thị từ con số 0 lên mức đỉnh chỉ trong vài tháng thể hiện sự quyết tâm, đầu tư của nền tảng này.
Theo Digital Marketing Courses, SCMP