|
Xe buýt chở khách. Ảnh minh họa Electrek |
Trang Electrek dẫn báo cáo khoa học của nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống làm mát công cộng sáng tạo này có một bộ phận trên cùng lắp đặt các tấm pin mặt trời, cung cấp năng lượng để bơm nước, một bể chứa nước ngầm dự trữ nước ngọt vào ban đêm, một mạch kín luân chuyển nước vào những thời điểm nóng nhất trong ngày và các cảm biến nhiệt độ, đo nhiệt độ ngoài trời đồng thời phát hiện người đứng ở trong trạm xe buýt.
Phương thức hoạt động của trạm xe buýt chạy bằng năng lượng mặt trời rất đơn giản: Khi các cảm biến phát hiện có người đi bộ đến trạm xe buýt, hệ thống bơm nước sẽ kích hoạt, hút nước từ bể chứa và bơm luân chuyển nước vào hệ thống, giải phóng bụi hạt nước sol-khí làm mát qua các lỗ nhỏ li ti, làm giảm nhiệt độ của vùng nhà chờ xe buýt xuống trong khoảng 20 đến 24 độ C (68 và 75 độ F). Quá trình làm mát kéo dài từ 10 đến 20 phút, sau đó nước quay trở lại bể chứa. Đồng thời, máy bơm cũng bơm nước qua mái nhà trạm xe buýt vào ban đêm để hạ nhiệt.
Tác giả chính của nghiên cứu, GS José Sánchez, trả lời phỏng vấn Tạp chí PV magazine Tây Ban Nha cho biết: “Hệ thống không giống như máy điều hòa không khí tạo ra không khí lạnh; cấu trúc của trạm dừng xe buýt tỏa ra sự mát mẻ tương tự như hơi trong tủ lạnh. Mặc dù hệ thống bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, nhưng sản xuất một trạm xe buýt tích hợp này rẻ hơn so với những nhà chờ xe buýt được trang bị hệ thống điều hòa và sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo”.
Trạm xe buýt làm mát cục bộ sẽ ra mắt tại Seville vào mùa hè năm 2024, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Đại học Seville tuyên bố sẽ tiếp tục nghiên cứu thiết kế để tối ưu hóa hệ thống làm mát rất hữu ích này.
Nhiệt độ cao nhất ở Seville ngày nắng nóng là 43C (109F), do đó đây không chỉ là một sản phẩm xa xỉ mà còn cung cấp một dịch vụ cần thiết để bảo vệ sức khỏe mọi người trước tình huống nóng lên toàn cầu như tóm tắt của nghiên cứu: “Không gian đô thị được coi là khu vực khí hậu khắc nghiệt đối với người dân ở các thành phố lớn ở Nam Âu do tác động của biến đổi khí hậu”.
Theo Electrek