Tàu sân bay Trung Quốc có thể là ác mộng cho hải quân Mỹ?

Sự kiện tàu sân bay Liêu Ninh được đốt nóng trên truyền thông như một mối đe dọa với hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Liệu các cụm tàu tấn công chủ lực Trung Quốc có thể trở thành nguy cơ thách thức quân đội Mỹ trên đại dương? Đây thực sự là vấn đề gây tranh cãi.
Tàu sân bay Trung Quốc có thể là ác mộng cho hải quân Mỹ?

Trong nhiều thập kỷ tính từ sau Đại chiến thế giới II, các cụm tàu sân bay tấn công chủ lực của Mỹ là sức mạnh tuyệt đối thống trị các đại dương. Ngay cả Liên bang Xô viết cùng  chưa bao giờ có đủ năng lực để cạnh tranh với Mỹ về quyền thống trị đại dương. Nhưng thời gian gần đây, mối quan ngại về vấn đề, lực lượng hải quân Trung Quốc đang từng bước tiến dần đến vị thế này.

Hải quân Xô viết tập trung vào chiến lược “đẩy lùi trên biển”, sử dụng sức mạnh tổng hợp từ các máy bay ném bom chiến lược Backfire Tu-22, tàu ngầm và các chiến hạm nổi, mang theo các tên lửa hành trình chống hạm tầm xa. Trung Quốc cũng tương tự như vậy, tập trung sự quan tâm vào chiến lược “chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập” với phương pháp sử dụng tên lửa đạn đạo chống tàu.

Nhưng tương tự như Liên xô trong mối quan hệ chiến lược biển khơi vào cuối thời Chiến tranh lạnh, người Trung Quốc cũng có ý định phát triển lực lượng chiến hạm nổi để một ngày nào đó có khả năng thách thức Hải quân Mỹ trên đại dương lớn.

Từ điểm dừng của Liên bang Xô viết, Trung Quốc đã sửa chữa lại chiếc tàu cũ Varyag, chị em với tàu sân bay Admiral Kuznetsov và đổi tên nó thành tàu sân bay Liêu Ninh. Nhưng Liêu Ninh chỉ là điểm khởi đầu của chiến lược hải dương, hải quân Trung Quốc muốn sử dụng chiếc tàu này như một trường đào tạo, nghiên cứu và phát triển năng lực kỹ chiến thuật khai thác sử dụng tàu sân bay và các phi đoàn không quân hải quân (KQHQ) trên biển lớn. Những năng lực kỹ chiến thuật mà người Mỹ có được qua nhiều lần thử nghiệm và trả giá.

Để có thể có được kỹ năng sử dụng hợp phần không quân trên tàu sân bay, Trung Quốc đã dùng nguyên mẫu tiêm kích đầu tiên Su-33 của Liên xô, một phiên bản của chiến đấu cơ đa nhiệm chiếm ưu thế trên không Flanker  Su-27 sử dụng trên tàu sân bay. Mẫu tiêm kích đa nhiệm KQHQ này đã giúp Trung Quốc đặt nền móng cho phát triển chiến đấu cơ trên tàu sân bay J-15. Tiếp theo, Trung Quốc phát triển các mẫu máy bay yểm trợ và thực hiện các nhiệm vụ khác trên không. Hiện nay, Trung Quốc đã có thể biên chế trên tàu sân bay Liêu Ninh 24 chiếc tiêm kích J-15, 6 chiếc trực thăng chống ngầm Z-18F, 4 máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-18J và hai máy bay trực thăng cứu hộ Z-9C.

Lầu Năm Góc trong bản báo cáo về sức mạnh của quân đội Trung Quốc năm 2015 có đưa ra tuyên bố rằng tàu sân bay Liêu Ninh và không đoàn máy bay của nó trong giai đoạn hiện nay chưa có đủ khả năng triển khai lực lượng trên khoảng cách xa ngay cả trong tình huống sẵn sàng chiến đấu mức toàn bộ. Tàu sân bay quá nhỏ, chỉ vừa đủ cho sứ mệnh phòng không hạm đội và triển khai ô phòng không cho các liên đoàn chiến hạm nổi trên khoảng cách xa bờ. “Liêu Ninh chưa cho phép triển lực lượng tầm xa tương tự như tàu sân bay Mỹ lớp Nimitz,” báo cáo viết.

Một trong những vấn đề cơ bản là mặc dù có thể J-15 có được những tính năng kỹ chiến thuật và hiệu suất khí động học tốt hơn so với máy bay tiêm kích KQHQ Boeing F/A-18E/F Super Hornet, thiết kế tàu sân bay kiểu nhảy cầu ski-jump khiến các máy bay tiêm kích có giới hạn nghiêm trọng về tải trọng hữu ích và khối lượng nhiên liệu mang theo. “ Tàu sân bay Liên Ninh có kích thương nhỏ do đó hạn chế số lượng máy bay mà tàu có thể mang theo, đồng thời thiết kế ski-jump giới hạn về lượng dầu và khối lượng vũ khí của máy bay”  theo báo cáo của Lầu Năm Góc. Đó không chỉ là đánh giá của các chuyên gia Mỹ, người Trung Quốc cũng công khai thừa nhận điều nay. Điểm đáng chú ý nhất là trước đây, ở Liên Xô khi thiết kế tàu sân bay Ulyanovsk, đã đưa vào thêm máy phóng hơi nước.

Trung Quốc, như thế giới chờ đợi, bắt đầu nghiên cứu đóng tầu hoặc đã đóng những chiếc tàu sân bay mới. Lầu Năm Góc cho rằng, kế hoạch có thể là sẽ đóng một số tàu sân bay, những hàng không mẫu hạm mới này sẽ đáp ứng đầy đủ các tính năng kỹ chiến thuật của J-15.

Việc đóng tầu chiếm một lượng thời gian nhất định của Trung Quốc, nhưng sớm hay muộn thì lực lượng hải quân PLA sẽ có đủ khả năng thách thức hải quân Mỹ. Newport News phải mất hơn một thập kỷ để đóng một tàu sân bay lớp Nimitz hay siêu tàu sân bay lớp Ford duy nhất và cũng đã có rất nhiều thập kỷ kinh nghiệm. Trung Quốc không có kinh nghiệm đóng bất kỳ một hạm tàu nào có kích thước vừa phải như tàu sân bay, thậm chí như tàu Liêu Ninh, đã được đóng hoàn chỉnh ở Crimea.

Ngay cả khi Trung Quốc thành công trong việc đóng tàu sân bay, có thể phát huy hết được tiềm năng chiến đấu của các máy bay mà họ sở hữu, đó không phải là yếu tố duy nhất để tạo lên sức mạnh. Super Hornet có thể không phải là máy bay phản lực nhanh nhất hoặc cơ động nhất trên bầu trời, nó có hệ thống radar, thiết bị trinh sát và hệ thống điện tử tốt nhất. Quan trọng hơn, Super Hornet của Hải quân Mỹ không tác chiến độc lập. Lực lượng không quân trên tàu sân bay hiện đại hoạt động trong một đội hình tích hợp hiệp đồng tác chiến đặc biệt – được gọi là: Kiểm soát tích hợp hỏa lực hải quân – phản kích đường không  (Naval Integrated Fire Control—Counter Air  - NIFC-CA) được thành lập.

Trong đội hình NIFC-CA, Super Hornet, EA-18G Growler máy bay tấn công điện tử, E-2D Advanced Hawkeyes, Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis của  tàu khu trục, tàu tuần dương và các phương tiện tác chiến khác trong đội hình cụm tấn công chủ lực được điều phối liền mạch của một đội hình thống nhất trên nhiều khuôn hình. Điều đó có nghĩa là hệ thống Aegis của tàu tuần dương có thể phóng tên lửa SM-6 từ ngoài đường chân trời , mục tiêu nằm ngoài tầm quan sát của chiến hạm bằng cách sử dụng dữ liệu của máy bay E-2D đang bay trên quỹ đạo hoạt động của nó. Một ví dụ khác: F/A-18 Super Hornet có thể phóng một tên lửa chống tàu tầm xa (LRASM) tới một khu trục hạm Type 052D dựa trên hình elip được tạo ra bởi những chiếc EA-18G, sử dụng khoảng thời gian khác biệt đến mục tiêu để kiểm tra chéo vị trí tọa độ tàu của đối phương.

Thực tế Trung Quốc có thể phát triển các tàu sân bay, các không đoàn máy bay KQHQ trên boong tàu, có thể tổ chức một cụm tàu tấn công chủ lực với tàu sân bay, nhưng đó đơn thuần chỉ là các phương tiện chiến tranh đi trong cùng một đội hình chiến đấu. Cần có một khoảng thời gian dài để hải quân Trung Quốc đạt đến một cấp độ năng lực mà ở bất cứ thời điểm nào trong thời gian thực có thể đối đầu với lực lượng hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Họ có thể đạt đến cấp độ này? Có thể, nhưng phải nhiều thập kỷ nữa.

Tác giả Dave Majumdar là biên tập viên quốc phòng của tạp chí  The National Interest.

Theo QPAN