Theo báo Nhật, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã thảo luận nhiều vấn đề trong mối quan hệ song phương Việt –Mỹ trong cuộc gặp hôm 8/8, nhưng sự kiện lớn nhất được hội đàm trong cuộc họp lần này là Mỹ dự định đưa tàu sân bay đến Việt Nam vào năm sau.
Trong khi cả hai bên vẫn đang thảo luận thì động thái này được cho là thể hiện một bước tiến mới trong mối quan hệ đã đạt được những thành tựu nhanh chóng dưới thời ông Trump, cho dù vẫn còn tồn tại nhiều thách thức to lớn.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, hợp tác quốc phòng luôn là một điểm nhấn trong quan hệ Việt- Mỹ. Hợp tác quốc phòng diễn ra trên các hoạt động an ninh hàng hải, cứu trợ nhân đạo và thiên tai, gìn giữ hòa bình.
Và quan hệ quốc phòng song phương đã được củng cố mạnh mẽ hơn trong những năm qua, kể từ khi hai bên trở thành đối tác toàn diện vào năm 20133, dưới thời Tổng thống Obama. Trong chuyến thăm kết thúc nhiệm kỳ tới Việt Nam, ông Obama cũng đã dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam đã kéo dài nhiều thập kỷ.
Diplomat cho rằng động lực thúc đẩy quan hệ Việt- Mỹ vẫn tiếp tục kéo dài dưới thời ông Donald Trump. Các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa hai nhà nước đã liên tục diễn ra trong thời gian ngắn, và sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất là Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Nhà Trắng hồi tháng 5 vừa qua. Đây là cuộc gặp gỡ chính thức cấp nhà nước đầu tiên của một quốc gia ASEAN kể từ khi ông Trump lên nắm quyền.
Ông Trump cũng cam kết sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam vào tháng 11 năm nay. Trong thời gian qua cũng đã diễn ra một loạt các hoạt động trong lĩnh vực an ninh hàng hải giữa hai nước, bao gồm Mỹ bàn giao các tàu tuần tra cho Việt Nam và tàu Mỹ thăm cảng Việt Nam, cũng như một số cuộc giao lưu hải quân khác.
Chắc chắn rằng hai bên cần liên kết sâu hơn trong một số vấn đề như thương mại, vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt Việt Nam lại có mối quan tâm rộng hơn và sâu sắc hơn các nước ASEAN khác về chính sách Mỹ ở châu Á dưới thời kỳ ông Trump.
Vừa qua, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã thăm Mỹ và có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Hai bên đã đã thảo luận về quan hệ quốc phòng và nhất trí phát triển hợp tác trên một số lĩnh vực bao gồm hợp tác hải quân và chia sẻ thông tin. Hai bên cũng trao đổi về các thách thức an ninh trong khu vực, trong đó trọng tâm là vấn đề an ninh biển.
Nhưng vấn đề chính trong cuộc họp lần này là việc Mỹ sẽ phái tàu sân bay tới Việt Nam vào năm sau. Cho dù động thái này cần được nhìn nhận trong mối quan hệ rộng hơn nhưng rõ ràng, ý nghĩa của nó vẫn không nên bị xem nhẹ.
Về phía Mỹ, Mỹ từ lâu đã thể hiện nước này sẽ xem xét những động thái tăng cường hợp tác hàng hải, bao gồm cả việc cử tàu sân bay tới thăm cảng. Những động tác như vậy thể hiện rằng đồng minh và đối tác của Mỹ sẵn sàng hỗ trợ sự hiện diện trong khu vực của Mỹ.
Và trong khi Việt Nam vẫn đang thận trọng cân nhắc tốc độ thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Mỹ trong tổng thể nền chính trị trong nước và sự cân bằng quan hệ đối ngoại, vẫn không thể phủ nhận rằng những động thái như tàu sân bay Mỹ ghé thăm cảng đã tự nói lên ý nghĩa của nó. Đồng thời cũng đánh giá về môi trường an ninh trong khu vực và tác động đối với cách Việt Nam theo đuổi lợi ích quốc gia và liên kết với các nước lớn.
Chắc chắn rằng sẽ có những bài đánh giá sâu hơn về ý nghĩa của động thái này đối với quan hệ quốc phòng hai nước. Đến nay hai bên vẫn giữ kín thông tin về việc hiện thực hóa dự định này. Và theo Diplomat, các nước lớn khác hiển nhiên sẽ theo dõi sát sao từng nấc thang trong quan hệ quốc phòng Việt –Mỹ.