Tại sao người Trung Quốc không thích dùng điện thoại của Samsung?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Samsung dẫn đầu toàn cầu về sản lượng điện thoại thông minh, tuy nhiên, tại thị trường Trung Quốc, đế chế Hàn Quốc chỉ chiếm chưa đầy 1% thị phần.
Người Trung Quốc không thích dùng điện thoại Samsung.
Người Trung Quốc không thích dùng điện thoại Samsung.

Theo "Báo cáo Dữ liệu Thị trường Điện thoại Thông minh Toàn cầu Quý 3 năm 2020" do Counterpoint công bố, điện thoại di động Samsung đã trở thành thương hiệu điện thoại di động số một thế giới về doanh số bán hàng, đạt lượng xuất xưởng cao nhất trong 3 năm qua, tăng 47% so với quý trước.

Tuy nhiên, tại Trung Quốc, thị phần của Samsung chiếm chưa đến 1%, một con số cực kỳ khiêm tốn. Tại sao điều này lại xảy ra?

Nhiều người cho rằng sự sụt giảm nhanh chóng của Samsung là do vụ nổ Note 7 năm 2016. Thực tế, sự sụt giảm của Samsung bắt nguồn từ năm 2013, thời kỳ Samsung còn thống trị thị trường điện thoại di động của Trung Quốc.

Sự xuất hiện của các nhà sản xuất trong nước

CácTop thương hiệu điện thoại Trung Quốc
Top thương hiệu điện thoại Trung Quốc

Vào năm 2011, Xiaomi ra đời đã ngay lập tức thu hút giới trẻ Trung Quốc nhờ mức giá rẻ và hiệu năng cao, thế nhưng, lúc này Samsung lại không coi Xiaomi là đối thủ.

Sau đó, các thương hiệu nội địa khác như Huawei, Vivo và OPPO đều nhảy vào cuộc chiến. Các thương hiệu nhỏ như Meizu, Hammer và OnePlus cũng đều muốn giành một miếng bánh béo bở. Đối mặt với địa vị vững chắc Apple và cuộc cạnh tranh khốc liệt của các hãng nội địa, Samsung dần thua trận.

Năm 2015, Xiaomi đứng đầu tại thị trường Trung Quốc, Huawei đứng thứ hai, Apple thứ ba và Oppo đứng thứ tư. Cuộc cạnh tranh mạnh mẽ để giành quyền bá chủ trên thị trường điện thoại di động Trung Quốc đã chính thức hình thành, và Samsung đã bị đẩy ra ngoài cuộc chiến.

Bướng bỉnh và kiêu ngạo trong thương hiệu

Samsung Galaxy Note 7 phát nổ năm 2016.

Samsung Galaxy Note 7 phát nổ năm 2016.

Vào năm 2016, Samsung Galaxy Note 7 đã được phát hành trước thời hạn, nhưng sản phẩm này lại liên tục phát nổ do pin. Samsung thông báo thực hiện đợt thu hồi tại 10 thị trường bao gồm Hàn Quốc và Mỹ, tổng cộng hơn 2,5 triệu chiếc, tuy nhiên đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.

Sau đó, Samsung chỉ phản hồi lại người tiêu dùng Trung Quốc rằng Samsung Galaxy Note 7 phát nổ ở thị trường Trung Quốc là do tác động từ nguồn nhiệt từ bên ngoài, không phải do lỗi pin. Phiên bản Galaxy Note 7 được bán chính thức tại Trung Quốc sử dụng nhà cung ứng pin khác với nhà cung ứng pin cho những chiếc điện thoại bị phát nổ. Vì vậy, việc áp dụng lệnh thu hồi tại thị trường này là không cần thiết.

Khoảng 40 ngày sau, Samsung mới ra quyết định thu hồi sản phẩm tại Trung Quốc khi càng có nhiều sản phẩm phát nổ.

Tuy nhiên, khoảng thời gian 40 ngày cũng đủ để kích nổ dư luận. Hành động và phát ngôn trước và sau bất nhất đã dẫn đến sự sụp đổ hình ảnh và thương hiệu của đế chế Hàn Quốc tại Trung Quốc.

Đây không phải là lần đầu tiên Samsung thực hiện "tiêu chuẩn kép" đối với người dùng Trung Quốc, chính vì "tiêu chuẩn kép" như vậy đã khiến mức độ phổ biến của thương hiệu Samsung đối với người dùng Trung Quốc giảm mạnh.

Lơ là dòng máy tầm trung

Model tầm trung của Samsung không được coi trọng.

Model tầm trung của Samsung không được coi trọng.

Về định vị sản phẩm, Samsung ban đầu nhắm vào thị trường flagship cao cấp. Sau đó, do sức cạnh tranh suy giảm, hãng cũng mở rộng ở thị trường model tầm trung.

Tuy nhiên, Samsung đã không chú trọng đầu tư đến các mẫu tầm trung, do đó số lượng khách hàng yêu mến và trung thành với dòng này của Samsung không nhiều. Trước những mẫu flagship nội địa Trung Quốc có giá thành rẻ, Samsung đã hoàn toàn đánh mất lợi thế cạnh tranh.

Nhìn chung, Samsung không thực sự am hiểu thị trường Trung Quốc và không coi trọng trải nghiệm của người dùng nên thất bại ở Trung Quốc là điều không tránh khỏi.

Theo NetEase