Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư

VietTimes – Ung thư không phải là căn bệnh mà y học bó tay, ngược lại, ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị tiên tiến, cùng các thực phẩm hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, nên người bệnh có thể lạc quan và hy vọng để vững vàng bước qua nếu mắc phải. Đó là thông điệp mà các chuyên gia gửi đến người dân trong cuộc tọa đàm này.

Cuộc giao lưu trực tuyến "Sống chung, sống khỏe với ung thư do VietTimes phối hợp với Đại học Y tổ chức (ảnh: Đ.K)

Cuộc giao lưu trực tuyến "Sống chung, sống khỏe với ung thư do VietTimes phối hợp với Đại học Y tổ chức (ảnh: Đ.K)

Đúng 9h sáng nay (20/7), cuộc giao lưu “Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư” do Tạp chí điện tử VietTimes phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức đang diễn ra tại Hội trường Khoa học - Trường Đại học Y Hà Nội, được tường thuật trực tiếp trên Tạp chí điện tử VietTimes, livestream trên fanpage VietTimes. 

Cuộc giao lưu trực tuyến (GLTT) có sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về ung thư, về gen, về Y học cổ truyền ở Trường Đại học Y Hà Nội và BV Bạch Mai, BV Y học cổ truyền Trung ương: 

1. GS. TS. Lê Thị Hương - Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nôi.

2. PGS.TS. Trần Huy Thịnh - Phó Trưởng Bộ môn Hóa - Sinh, Đơn vị Tế bào trị liệu - Trường Đại học Y Hà Nội.

3. PGS. TS. Vũ Hồng Thăng - Phó Trưởng Bộ môn Ung thư Đại học Y Hà Nội, Phó Trưởng khoa điều trị nội - Bệnh viện K.

4. PGS. TS Dương Trọng Nghĩa - Trưởng khoa châm cứu dưỡng sinh của BV Y học cổ truyền trung ương, giảng viên thỉnh giảng của khoa YHCT, trường Đại học Y Hà Nội.

5. TS.BS. Vũ Hữu Khiêm - Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.

Với hàng loạt phương pháp điều trị ung thư hiện đại được ứng dụng, giờ đây, nếu không may mắc bệnh, người bệnh và gia đình họ hoàn toàn có thể lạc quan để hy vọng và vững vàng bước qua.

Xem thêm: Ung thư không phải là "án tử"

Bên cạnh đó, những vấn đề khác được dư luận quan tâm gồm: bệnh ung thư có yếu tố di truyền, có thể phòng ngừa được ung thư bằng vaccine hay bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp không, chăm sóc cho bệnh nhân ung thư như thế nào… cũng sẽ được các khách mời của chương trình trực tiếp trao đổi, giải đáp.Tại buổi giao lưu trực tuyến, độc giả quan tâm sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm về căn bệnh ung thư, những phương pháp điều trị đang có tại các bệnh viện đầu ngành trong điều trị ung thư,...

Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư ảnh 1

Đại diện Tạp chí Điện tử VietTimes tặng hoa các Giáo sư, bác sỹ tham gia giao lưu trực tuyến

Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư ảnh 2


Cuộc GLTT bắt đầu...

Những năm gần đây, các con số được công bố và thực tế khám chữa, điều trị bệnh ung thư tại các bệnh viện lớn trên toàn quốc đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân. 

Phát biểu chào mừng buổi GLTT “Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư”, ông Đinh Văn Hải - Chủ nhiệm Tạp chí điện tử VietTimes chia sẻ: Trong tâm thức dân gian Việt Nam trong xã hội có ba nhóm người thầy được xã hội trân trọng là thầy giáo, thầy thuốc và thầy tâm linh. Trong đó, thầy thuốc là một nghề cao quý với sứ mệnh cao cả là cứu sống người bệnh.

Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư ảnh 3

Ông Đinh Văn Hải - Chủ nhiệm Tạp chí điện tử VietTimes (ảnh: Đ.K)

Tạp chí điện tử VietTimes hết sức vui mừng được cùng Trường Đại học Y Hà Nội tổ chức buổi GLTT “Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư” để trao đổi, cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích đối với người bệnh về ung thư.

"Thời gian qua, Tạp chí điện tử VietTimes đã ghi dấu ấn trong cuộc vận động đưa luật phòng chống tác hại rượu bia đi vào đời sống. Tạp chí điện tử VietTimes mong muốn tới đây sẽ tiếp tục được phối hợp với Đại học Y Hà Nội để đưa tiếng nói của các giáo sư, thầy thuốc đến với người dân", ông Hải bày tỏ.

GS.TS Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết ông có mặt tại buổi giao lưu này với tư cách một người làm khoa học nhiều hơn cương vị là hiệu trưởng, vì chuyên ngành của ông rất gần gũi với bệnh ung thư.

"Tôi mong sẽ còn nhiều cuộc phối hợp với VietTimes để giao lưu với độc giả, với người dân. Chúng tôi mong đưa những kiến thức về y học thường thức với người dân cũng như toàn xã hội. Trường Đại học Y Hà Nội dù đã có 117 năm tuổi nhưng chúng tôi còn rất trẻ trung, có các cán bộ trẻ, nhiệt huyết, sẵn sàng đóng góp công sức với ngành y, người dân Việt Nam để chúng ta có một cuộc sống khỏe hơn", GS.TS. Tạ Thành Văn chia sẻ với phát biểu của Chủ nhiệm VietTimes.

Sống chung, sống khỏe với bệnh ung thư ảnh 4

GS.TS Tạ Thành Văn – Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội (ảnh: K.L)

"Ung thư từng được coi là bệnh nan y. Song, với kiến thức và y học hiện nay, ta hoàn toàn có thể kiểm soát được, thậm chí một số loại có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm. Đó là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi tới mọi người, rằng người dân nên biết những kiến thức y học thường thức để có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình và người thân, cộng đồng", ông nói thêm.

Các khách mời tham dự giao lưu: