Sốc: NATO thừa nhận bị tác chiến điện tử Nga...“bịt mắt”

Tác chiến điện tử của Nga tại Syria đã chiến thắng nỗ lực trinh sát của NATO. Một viên tướng NATO than phiền "Bong bóng điện tử khổng lồ ở Syria không để cho chúng tôi bay".
Sốc: NATO thừa nhận bị tác chiến điện tử Nga...“bịt mắt”

Viên tướng NATO tiết lộ với Daily OSNet, đó là một “bong bóng” điện tử có đường kính tới 600 km. Các radar bị che mắt, các hệ thống dẫn đường điện tử bị tê liệt, vệ tinh chụp ảnh bị gây nhiễu... khi cố gắng xâm nhập hoặc hoạt động trong vùng che phủ của "bong bóng"  này tại Syria  

Nga đã triển khai hệ thống gây nhiễu điện tử mới có thể làm mù radar, làm tê liệt các hệ thống điện tử dẫn đường, cũng như cản trở việc chụp ảnh vệ tinh... Có tin hệ thống này được triển khai trên chiến sự ở miền Bắc Syria.

Cùng với đó là việc có báo cáo của NATO về việc một tuần dương hạm Nga lắp hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 được triển khai gần bờ biển Latakia của Syria.

Cả hai hệ thống này đã cấu thành vùng tác chiến điện tử, được Tổng tư lệnh NATO - tướng Philip M. Breedlove - mô tả là “bong bóng A2/AD của Nga”. A2/AD là hệ thống chống tiếp cận và phong tỏa khu vực, được sử dụng ở Syria.

Có lý do để tin hệ thống này đã phát huy hiệu quả tác chiến thực sự. Minh chứng rõ ràng là NATO hoàn toàn không có thông tin gì về chiến sự trong vùng bao phủ của "bong bóng" có đường kính 600 km với trung tâm là căn cứ Nga ở Latakia này. 

Daily OSNet đã cố gắng tìm hiểu vũ khí bí mật mà Nga đã triển khai ở Syria. Tuy nhiên thông tin cũng chỉ là suy đoán. Theo đó, công nghệ Nga đã dùng để tạo ra "bong bóng" tác chiến điện tử "có lẽ" giống với hệ thống Richag của hãng KRET, nhưng có chức năng quy mô lớn hơn. 

Hệ thống Richag của hãng KRET là hệ thống tác chiến điện tử chiến thuật, được giới thiệu từ tháng 4/2015 tại Nga. 

Được lắp trên trực thăng Mi-8MT, hệ thống Richag dùng làm mù radar, sonar và các hệ thống phát hiện khác nhằm bảo vệ máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, lực lượng mặt đất và lực lượng hải quân chống lại tên lửa không đối không, diện đối không, các hệ thống phòng thủ khác... trong bán kính mấy trăm km.

Hệ thống này có thể được lắp trên các loại phương tiện của quân đội như trực thăng, máy bay, các phương tiện mặt đất và hạm tàu. 

Nạn nhân đầu tiên của hệ thống Richag có thể là tàu khu trục USS Donald Cook của Mỹ. Năm 2014, khi cuộc khủng hoảng Ukraina đang cao trào, một chiếc Su-24 của Nga từng dùng hệ thống tác chiến điện tử làm tê liệt toàn bộ hệ thống bảo vệ điện tử của tàu chiến Mỹ. 

 Máy bay Nga đã làm động tác bổ nhào, bắn tên lửa (giả định) trong sự bất lực của thủy thủ đoàn tàu chiến Mỹ. Có tin do quá hoảng sợ sau sự cố này, hàng chục thủy thủ của tàu chiến Mỹ đã làm đơn xin ra khỏi hải quân.

Theo QPAN