|
"Tai thỏ" là bước tiến hóa tất yếu để tối đa tỷ lệ màn hình trên smartphone. Nguồn: MobileSyrup |
Essential là hãng đầu tiên đưa ra thiết kế táo bạo với “tai thỏ” bố trí trên màn hình của PH-1. Vài tháng sau, Apple ra mắt iPhone X. Mẫu iPhone đình đám nhất trong nhiều năm qua cũng có điểm nhấn tương tự trong thiết kế. Phần mấu đen (notch) trên iPhone X thậm chí còn lớn hơn PH-1.
Trái qua phải: Galaxy Note 8, MiMIX 2, Essential PH-1 và iPhone X. Nguồn: Startlr
Thiết kế mới của Essential PH-1 và iPhone X nhận được nhiều phản hồi khác nhay từ người dùng và các chuyên gia. Nhưng ấn tượng chung mà bộ đôi này đem tới vẫn là ngoại hình đẹp, cảm giác về một mẫu điện thoại cao cấp với “tai thỏ” đặc trưng.
Đến MWC 2018, giới công nghệ “bội thực” với smartphone có “tai thỏ”. Asus ra mắt ZenFone 5/5Z không khác gì phiên bản Android của iPhone X. Hãng smartphone thứ 5 thế giới, Oppo giới thiệu R15/R15S. Ngay cả LG cũng để lộ một nguyên mẫu G7 (Neo) với phần mấu đen “không thể nhầm lẫn”…
Huawei và OnePlus là hai hãng gần nhất dự định bổ sung phần mấu đen vào thế hệ điện thoại tiếp the. Đó là chưa kể đến cách hãng sản xuất khác đến từ Châu Á và Châu Âu bắt đầu chạy theo xu hướng này. Ngoại trừ Sony vẫn giữ nguyên tắc bảo thủ thì sớm muộn Google, Samsung hay Moto khoét bớt một phần trên màn hình smartphone.
Dù bạn có thích hay không thì cũng phải chấp nhận “tai thỏ” là bước tiến hóa tất yếu trong thiết kế smartphone. Ngày nay, viền màn hình là chi tiết dư thừa. Ai cũng thích máy có màn hình vô cực, tràn viền.
Nhưng các hãng sản xuất không thể sản xuất màn hình chiếm toàn bộ diện tích mặt trước máy. Phần mấu đen tạm thời giải quyết vấn đề tăng tối đa tỷ lệ màn hình mà vẫn đủ chỗ dành cho camera selfie và các cụm cảm biến. Ý tưởng này cũng khả thi hơn so với cách Xiaomi làm với dòng MiMIX khi đặt camera selfie xuống viền dưới.
Đối với iPhone X, phần mấu là nơi Apple bố trí cảm biến FaceID, cung cấp tính năng nhận dạng khuôn mặt chuẩn xác hơn Intelligent Scan trên Galaxy S9. Không chỉ thế, iPhone X còn có chất lượng gia công tuyệt vời và chip A11 tự sản xuất xét về tốc độ có thể đánh bại bất kỳ mẫu Android nào dùng chip xử lý cao cấp của Qualcomm.
và nhiều cảm biến quan trọng. Nguồn: The Verge
iPhone X là mẫu smartphone có “tai thỏ” thành công nhất. Nhưng ra mắt muộn hơn Essential PH-1 tới gần 4 tháng. Quan niệm cho rằng các hãng sản xuất sao chép thiết kế này của iPhone X không chính xác.
Những mẫu smartphone có “tai thỏ” xuất hiện trong MWC đúng là có những nét tương đồng với iPhone X. Nhưng đó là cách đơn giản nhất để các hãng tối đa tỷ lệ màn hình nếu muốn sản phẩm được người người dùng để ý.
Thực tế, ZenFone 5(2018) có ngoại hình cuốn hút nhất trong các mẫu smartphone của Asus. Tỷ lệ màn hình đạt 90 phần trăm, rộng hơn iPhone X (82,9 phần trăm) và Galaxy S9 (83,6 phần trăm) mà chắc chắn có giá không tới 1.000 USD.
Xu hướng thiết kế smartphone có “tai thỏ” lên ngôi, một mặt sẽ giúp nhiều đối tượng người dùng tiếp cận với máy có màn hình lớn. Mặt khác lại làm chi tiết cái mấu mất đi vẻ mới lạ, đặc trưng của một thiết bị cao cấp.
MWC 2018 kết thúc, chúng ta đã có cái nhìn khái quát về định hướng phát triển smartphone năm nay. Các hãng sản xuất đều muốn chuyển mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dùng. Nhưng hạn chế về công nghệ và cạn kiệt ý tưởng khiến họ không ngần ngại đi theo thiết kế “tai thỏ” đã thành công iPhone X và Essentail.
Tuy nhiên nếu thay đổi đừng quên tham khảo Vivo APEX Fullview trước tiên, nguyên mẫu đến từ nhà sản xuất Trung Quốc mà trước đó chẳng mấy ai biết tới.