Nhưng những sự gián đoạn này hoàn toàn phù hợp với mong muốn của người sử dụng. Với cuộc sống bận rộn như ngày nay, mọi người luôn muốn công nghệ trở thành một trợ lý đáng tin cậy, giúp họ không bỏ lỡ bất kỳ thông báo hay cuộc hẹn quan trọng nào.
Một số nhà nghiên cứu đã nhận ra những hậu quả khủng khiếp mà những ứng dụng trên điện thoại gây ra. Có tới 89% sinh viên đại học thừa nhận rằng họ bị ám ảnh bởi tiếng “buzz” điện thoại khi luôn có cảm giác nghe thấy tiếng này trong khi thực tế là không có bất kỳ thông báo nào cả.
86% người Mỹ nói rằng họ thường xuyên kiểm tra thư điện tử và các tài khoản xã hội và điều này khiến họ cảm thấy căng thẳng tột độ.
Trong một buổi trò chuyện với Business Insider, ông Robert Lustig, một nhà nội tiết học cho biết những tiếng chuông thông báo từ điện thoại có thể làm cho não của chúng ta luôn trong tình trạng căng thẳng và sợ hãi. Điều này có nghĩa rằng, phần vỏ não trước trán, một bộ phận có khả năng nhận thức cao nhất đang bị rối loạn nghiêm trọng.
Não của chúng ta chỉ có thể thực hiện một nhiệm vụ trong cùng một thời điểm
Có một sự thật mà hầu hết chúng ta đều không thừa nhận đó là não của chúng ta không có chức năng đa nhiệm. Điều này đúng với 97,5% dân số trên thế giới và chỉ có 2,5% dân số còn lại là có khả năng khác người, hay như các nhà khoa học gọi là “super tasker” bởi vì họ thực sự có thể thực hiện nhiều hơn một việc trong cùng một lúc. Họ có thể vừa lái xe vừa nghe điện thoại mà không hề ảnh hưởng đến khả năng điều khiển hay đổi hướng đột ngột.Tuy nhiên, những người có khả năng này chỉ chiếm 1/50 tổng dân số, phần còn lại chỉ là những con người thực sự chỉ tập trung vào một việc duy nhất trong cùng một thời điểm. Điều này có nghĩa rằng mỗi khi chúng ta dừng lại để kiểm tra tin nhắn thông báo trên điện thoại, chúng ta sẽ bị gián đoạn suy nghĩ hay nhiệm vụ đang được thực hiện dang dở.
Đôi khi việc chuyển đổi từ tác vụ này sang tác vụ khác chỉ mất vài giây, tuy nhiên trong một ngày làm việc căng thẳng, lộn xộn các ý tưởng, cuộc trò chuyện và các giao dịch trên điện thoại thì những gián đoạn này hoàn toàn có thể khiến chúng ta mắc sai lầm. Nhà tâm lý học David Meyer, người có nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực này cho biết việc gián đoạn này có thể ảnh hưởng đến 40% khả năng phân tích của não bộ.Càng dùng điện thoại nhiều, não chúng ta càng chậm chạp hơn
Não của chúng ta chỉ có thể xử lý một lượng thông tin nhất định trong cùng một khoảng thời gian, khoảng 60 bit/giây. Do đó chúng ta càng muốn thực hiện nhiều nhiệm vụ, chúng ta càng cần phải lựa chọn những nhiệm vụ quan trọng. Cho nên cũng dễ hiểu khi mỗi chúng ta đều muốn điện thoại hay công nghệ kỹ thuật số giúp chúng ta vượt qua sự quá tải. Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy rằng, quá dựa dẫm vào điện thoại và các công nghệ hỗ trợ có thể khiến não chúng ta chậm hơn và lười biếng hơn.Những nhà nghiên cứu cũng chứng minh được rằng những người ít sử dụng công cụ tìm kiếm sẽ linh hoạt hoạt hơn những người thường xuyên sử dụng. Điều này không có nghĩa rằng những công cụ tìm kiếm làm não bạn trở nên chậm chạp.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc lấy thông tin thông qua báo điện tử cũng là một cách tồi tệ. Thay vào đó, tìm hiểu thông tin qua sách báo sẽ giúp chúng ta phát triển nhận thức sâu hơn, giúp não tư duy nhiều hơn.Những nghiên cứu mới nhất trên hàng trăm người thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh chỉ ra rằng những người thường xuyên nhìn chằm chằm vào màn hình điên thoại sẽ khiến cho cả não và bàn tay bồn chồn hơn.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, mạng xã hội đang tạo ra sự khác biệt trong chính cơ thể chúng ta. Sự kết hợp giữa mạng xã hội với điện thoại thông minh sẽ khiến não của chúng ta bị “đánh thuế” nhiều hơn.Sử dụng điện thoại ở nơi công cộng là một điều cấm kỵ?
Mặc dù chưa đưa ra được những bằng chứng cụ thể, tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn khuyến cáo chúng ta không nên sử dụng điện thoại ở nơi công cộng.
Các ứng dụng gây nghiện được lập trình dựa trên nền tảng kích thích não bộ. Bạn sẽ cảm thấy vui mừng khi người khác “like” ảnh hay bình luận tích cực về ảnh của bạn. Giống như đánh bạc, cảm xúc này dự trên một lịch trình không được dự đoán trước, được gọi là “lịch trình tỷ lệ biến đổi”, khiến bộ não của chúng ta trở nên điên cuồng.
Lustig cho rằng: vấn đề ở đây là những ứng dụng này không hề có lỗi. Chúng chỉ trở thành vấn đề khi chúng được phép tự do làm gián đoạn chúng ta, khiến bộ não bị cám dỗ. Tôi không phải là một người chống lại công nghệ. Nhưng tôi là một người luôn đứng lên chống lại những cám dỗ mà công nghệ đem lại, bởi vì bộ não chúng ta được thiết kế luôn nỗ lực tìm tòi và học hỏi.
Lustig mong muốn chúng ta có thể quản lý được việc sử dụng điện thoại di động nơi công cộng giống như việc hút thuốc lá trong nhà vậy. Mọi người sẽ bị xử phạt nếu sử dụng điện thoại thông minh (trừ việc nghe gọi) ở nơi công cộng, giúp não của chúng ta có thêm thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục.
Tôi hy vọng rằng một ngày không xa, chúng ta sẽ không nhìn thấy những chiếc điện thoại thông minh ở những nơi công cộng.