|
Lễ ký kết giữa Huawei Việt Nam và Đại học Giao thông Vận tải |
Đây là dự kiến kết quả của hoạt động ký kết ghi nhớ hợp tác giữa Công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam (Huawei) với Đại học Giao thông Vận tải (UTC) và Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) - vừa diễn ra mới đây.
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Học viện ICT Academy của Huawei với mục tiêu xây dựng cầu nối cung - cầu cho các nhân tài, thúc đẩy sự chuyển đổi và nâng cấp nhân lực của ngành, nâng cao hiệu quả làm việc và cải thiện tỷ lệ việc làm trong ngành ICT tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam.
Cụ thể, ngày 7/9 vừa qua, Huawei và Đại học Giao thông Vận tải (UTC) đã cùng ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) trong việc mang đến chương trình đào tạo các lĩnh vực Kết nối mạng, Điện toán đám mây và Bảo mật cho giảng viên tại các cơ sở. Thông qua chương trình hợp tác, trường Đại học UTC và Huawei cũng mang đến các khóa đào tạo ICT cấp ngành cho sinh viên của trường nhằm trang bị kỹ năng cho thế hệ lao động trẻ tương lai trước khi làm việc thực chiến.
|
Lễ ký kết giữa Huawei Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp. |
Và ngày 8/9, Huawei và Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (UNETI) ký kết ghi nhớ hợp tác (MOU) với mục tiêu phát triển năng lực giảng viên của trường, cung cấp Chứng nhận Đào tạo ICT trong các lĩnh vực như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, Internet vạn vật, Kết nối mạng, Điện toán đám mây và Bảo mật, Bộ định tuyến và Bộ chuyển mạch, Lưu trữ,… và nâng cao kỹ năng cho sinh viên tại các cơ sở của UNETI.
Tại lễ ký kết với trường Đại học UNETI, Tổng Giám đốc David Wei cũng bày tỏ rằng, rằng ngoài ICT, trường còn cung ứng lượng lớn nhân tài trong lĩnh vực điện, tự động hóa… Những gì cần thiết cho ngành sản xuất hiện đại không còn đơn giản là lực lượng lao động phổ thông, mà là nhiều nhân tài chất lượng cao được tự động hóa, số hóa và thông minh hơn. Điều cần thiết hiện nay đối với các giảng viên, giúp sinh viên là sớm được tiếp cận với kinh nghiệm thực tiễn trong ngành để hội nhập nhanh nhất sau tốt nghiệp, đóng góp vào nền công nghiệp Việt Nam”.
Theo đánh giá của Huawei, hiện nay, ICT đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, trở thành nền tảng phát triển cho nền kinh tế, đồng thời cũng đem đến rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ICT đang được dự đoán có sự thiếu hụt mạnh mẽ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) nói chung và Việt Nam nói riêng. Ước tính đến năm 2030, thị trường lao động của APAC cần 47 triệu lao động ICT lành nghề, trong đó nhu cầu của Việt Nam đạt 1,5 triệu.
Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa yêu cầu về năng lực của doanh nghiệp với trình độ đáp ứng của nhân lực ICT sẵn có. Sự phát triển của các công nghệ mới nổi như 5G, IoT và AI cũng yêu cầu cao không chỉ về kiến thức, kỹ năng ICT mà còn là sự sẵn sàng cho xu hướng mới của các chính sách và công nghệ trong tương lai./.