Trong nhóm 10 máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới có 3 chiếc của Nga, chiếm vị trí thứ 3 và thứ 4 cũng lại là các máy bay Sukhoi.
Người Mỹ nhận định rằng Su-35 là một nguy hiểm chết người trong cuộc đối đầu với hầu hết các chiến đấu cơ của NATO, tiêm kích hạng nặng siêu cơ động dòng Sukhoi được trang bị các phương tiện tìm kiếm mục tiêu, tấn công mục tiêu hiện đại, đồng thời lại có khả năng siêu cơ động trong các cuộc cận chiến trên không.
Su-30MKI còn có khả năng hoạt động tương tự như một máy bay chỉ huy, radar của chiếc tiêm kích hạng này có thể chiếu xạ mục tiêu cho các tiêm kích khác trong đội tấn công. Cả hai dòng tiêm kích đều có những tính năng kỹ chiến thuật tuyệt vời: tốc độ cao và tầm bay xa. Trong nhóm 10 tiêm kích hàng đầu thế giới này còn có một máy bay Nga khác, tiêm kích mới MiG-35 với các loại vũ khí hiện đại chiếm vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng.
Các tiêm kích tàng hình Mỹ F-22 và F-35 chiếm vị trí thứ 2 và thứ 7 trong bảng xếp hạng. Thứ 5 và thứ 6 là máy bay tiêm kích của Pháp Dassault Rafale cùng máy bay tiêm kích đa nhiệm Typhoon. Đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng là chiếc tiêm kích cánh tam giác của Thụy Điển Saab JAS 39 Gripen. Chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-16 của Mỹ và NATO đứng cuối cùng trong số 10 máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới.
10. F-16 Fighting Falcon, nước sản xuất: Mỹ, được tiếp nhận vào biên chế năm 1978, tốc độ cực đại: 2 M, tầm bay xa nhất: 4 200 km
9. Saab JAS 39 Gripen, nước sản xuất: Thụy Điển, được đưa vào biên chế năm 1997, tốc độ cực đại: 2 M, tầm bay xa nhất 3 200 km.
8. MiG-35, nước sản xuất: Nga, được đưa vào biên chế năm 2018, tốc độ cực đại: 2.25 M, tầm bay xa nhất: 2 000 km.
7. F-35 Lightning II, nước sản xuất: Mỹ, được đưa vào biên chế năm 2015, tốc độ cực đại: 1,6 M, tầm bay xa nhất: 2 200 km.
6. Eurofighter Typhoon, là máy bay dự án đa quốc gia, được đưa vào biên chế năm 2003, tốc độ cực đại: 2 M, tầm bay xa nhất: 2 900
5. Dassault Rafale, nước sản xuất: Pháp, được đưa vào biên chế năm 2001, tốc độ cực đại: 1.8 M, tầm bay xa nhất: 3 700 km.
4. Su- 30MKI, nước sản xuất Nga, Ấn Độ, tiếp nhận vào biên chế năm: 2002, tốc độ cực đại: 2 M, tầm bay xa nhất: 3 000 km.
3. Su-35, nước sản xuất: Nga, tiếp nhận vào biên chế năm 2008, tốc độ cực đại: 2,25 M, tầm bay xa nhất: 3 600 km
2. F22 Raptor, nước sản xuất: Mỹ, được tiếp nhận vào biên chế năm 2005, tốc độ cực đại: 2,25 M, tầm bay xa nhất: 2 960 km
1. Sukhoi PAK FA, nước sản xuất: Nga, tiếp nhận vào biên chế năm 2018, tốc độ cực đại: 2,0 M, tầm bay xa nhất: 3 500 km.
NT