Sau Facebook, vấn đề tín nhiệm tiếp tục "gõ cửa" hệ điều hành Android

VietTimes – Một nghiên cứu kéo dài hai năm về cập nhật bảo mật của Android cho thấy khoảng cách đáng lo ngại giữa lời hứa cài đặt bản vá bảo mật mới nhất và thực tế . Nghiên cứu tuyên bố rằng khá nhiều các nhà sản xuất Android đang nói dối người dùng của họ về vấn đề các bản cập nhật bảo mật.
Ảnh minh họa: The Verge
Ảnh minh họa: The Verge

Cuối tuần qua, tâm điểm dư luận thế giới đều hướng cuộc điều trần của Mark Zuckerberg trước Nghị viện và một cuộc thăm dò ý kiến riêng tư trên Facebook. Facebook hiện là công ty công nghệ ít được tin cậy nhất nước Mỹ, và Android có thể là đối tượng tiếp theo bị người dùng lên án. 

Khoảng cách giữa Android và iOS của Apple nằm ở chính sự tin tưởng. Không giống như Google, Apple không kiếm lợi nhuận bằng cách theo dõi hành vi của người dùng và không giống với hệ sinh thái rộng lớn và đa dạng của Android, Apple chỉ có một vài mô hình iPhone, mỗi phiên bản đều được cập nhật thường xuyên và trong một thời gian dài thời gian. Sở hữu một chiếc iPhone, bạn có thể tự tin rằng bạn là một trong số những người dùng ưu tiên của Apple (ngay cả khi Apple phải đối mặt với những chỉ trích về kế hoạch lỗi thời có tính toán), trong khi đó với các thiết bị Android, bạn thậm chí không thể chắc chắn rằng các bản cập nhật bảo mật và bản vá lỗi là thật.

Android đang đánh mất dần sự tin cậy từ người dùng, bên cạnh vấn đề trình bày sai lệch về bảo mật, dưới đây là một số vấn đề chính khác mà nền tảng này đang phải đối mặt:

Hầu hết các phiên bản cập nhật đều đến chậm

Từ những ngày bắt đầu của Android với Cupcake, và trong thập kỷ gần đây, dường như Android vẫn chưa bao giờ làm hài lòng người dùng về tốc độ cập nhật hệ điều hành. Android Oreo hiện đã gần tám tháng tuổi - có nghĩa là chúng ta đang tiến gần đến phiên bản Android kế tiếp.

Sau Facebook, vấn đề tín nhiệm tiếp tục "gõ cửa" hệ điều hành Android ảnh 1

Lời hứa về cập nhật thiết bị Android cũng không bao giờ đến đúng hạn. Trước khi trở thành nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, Samsung đã từng mang tiếng xấu đã hủy ngang cam kết nâng cấp Android. Xperia Z3 của Sony cũng gặp khó khăn với vấn đề không tương thích giữa bộ xử lý Snapdragon và các yêu cầu Android Nougat của Google. Dường như sự hợp tác giữa nhà cung cấp dịch vụ, các nhà cung cấp chip cùng với Google và các nhà sản xuất thiết bị thường khá bừa bãi và khó đoán trước. Phần mềm nâng cấp Android là minh chứng rõ ràng cho điều này.

Google rõ ràng cũng nhận thức được tình hình này và đang đẩy mạnh sáng kiến Android One của mình để cung cấp sự đảm bảo cho người tiêu dùng khi mua điện thoại Android. Android One đảm bảo cập nhật hệ điều hành trong ít nhất hai năm và cập nhật bảo mật ít nhất ba năm. Tuy nhiên, Android One chỉ có trên một vài thiết bị, hầu hết trong số đó đều là điện thoại tầm trung. Bạn sẽ không tìm thấy các hãng lớn toàn cầu của Samsung, Huawei, và LG hỗ trợ nó.

Một số nhà sản xuất Android luôn rình mò người dùng

Đây là vấn đề về hệ sinh thái chứ không phải bắt nguồn từ hệ điều hành, nhưng nó vẫn ảnh hưởng uy tín cộng  đồng của Android. Các nhà sản xuất điện thoại Android thường tìm kiếm các thiết bị của họ bằng phần mềm bloatware (ứng dụng được bổ sung cho thiết bị do nhà sản xuất thiết bị đó đưa vào cùng với hệ điều hành) và thậm chí cả phần mềm gián điệp. Blu - một công ty sản xuất smartphone Android giá rẻ đã bị Amazon đình chỉ lưu hành sản phẩm trên trang này sau khi các nhà phân tích chỉ ra rằng phần mềm cài sẵn trên điện thoại hãng này chứa mã độc gián điệp. OnePlus cũng gặp rắc rối vì đã có một chương trình phân tích người dùng quá mức, phát tán thông tin nhận dạng cá nhân mà không có sự đồng ý của người dùng.

"Đại gia" viễn thông Trung Quốc Huawei đã bị nhiều nước như Canada, Hàn Quốc, Australia coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy Huawei làm bất cứ điều gì không thích hợp, tuy nhiên hàng loạt quốc gia, nhất là Hoa Kỳ đã bày tỏ sự lo ngại đối với hãng sản xuất đến từ Trung Quốc về vấn đề bảo mật.

Android vẫn dễ bị tấn công, một phần do sự cho phép của Google

Khi vấn đề vi phạm dữ liệu của Facebook bị công khai và mọi người bắt đầu quan tâm đến dữ liệu mà Facebook thu thập của họ, đáng chú ý là chỉ có những cuộc gọi và tin nhắn Android bị thu thập. Tại sao không phải là iPhone? Bởi vì hệ thống bảo mật của Apple cực kỳ chặt chẽ. Dữ liệu của bạn có thể được bảo vệ tốt hơn trên iOS; mặc dù Android đã có những bước tiến đáng kể trong việc cấp phép cho ứng dụng cụ thể hơn nhưng người dùng vẫn chưa thực sự yên tâm mức độ an toàn.

Phát triển phần cứng của Android bất ngờ và không đáng tin cậy

Đối với nhiều người, nhịp độ thay đổi bất ngờ trên các thiết bị Android là một phần hấp dẫn bên ngoài hệ sinh thái. Các nhà sản xuất đua nhau thay đổi thiết kế, tính năng khác nhau, tuy nhiên hãng tốt nhất cũng chỉ tồn tại được hơn một vài tháng. Nhược điểm chính của các hãng là đều thiếu sự chú ý đến các chi tiết nhỏ và tính bền vững lâu dài.

Sau Facebook, vấn đề tín nhiệm tiếp tục "gõ cửa" hệ điều hành Android ảnh 2

LG đã thực hiện một quảng cáo khổng lồ cách đây hai năm xung quanh thiết bị cao cấp G5, nhằm mở ra một hệ sinh thái phụ trợ mới và nâng cao sự linh hoạt trên thiết bị Android của LG lên một tầm cao mới. Đáng buồn là chỉ sau 6 tháng ngắn ngủi, dòng sản phẩm này đã bị bỏ rơi. Sony gần cũng gặp rắc rối vì “chém gió quá mạnh” về điện thoại Sony không thấm nước.

Bên cạnh việc không bao giờ thực hiện được cam kết cung cấp bản cập nhật hệ điều hành cũng như bản cập nhật bảo mật và tự do can thiệp dữ liệu cá nhân người dùng, các nhà sản xuất Android cũng có xu hướng phóng đại khả năng thực sự của điện thoại. Do thiếu sự cộng tác nên dù nỗ lực rất lớn để phát triển trải nghiệm phần mềm Android, kết quả đạt được cũng chỉ là hệ sinh thái bị phân mảnh.

Vấn đề tin cậy của Android, giống như vấn đề tin tưởng vào Facebook, đều căn cứ từ thực tế. Android cần quan tâm hơn vấn đề bảo mật và đảm bảo tín nhiệm từ người dùng nếu không muốn đi theo vết xe đổ của Facebook. 

Theo The Verge